Ông thấy vấn đề thật sự nghiêm trọng. Mà không phải chỉ ngành toà án, chỉ
người đứng đầu nó suy nghĩ như thế. Có lẽ các ngành khác, các đồng chí
ngồi đây, ít nhiều, đều có tư tưởng này. Đồng chí Thụ ơi, đây là phần việc
của đồng chí đấy. Đây mới là trở ngại lớn nhất khiến bộ máy các cấp của
chúng a trì trệ đấy. Đồng chí cho biết cụ thể xem, về năng lực chẳng hạn?
- Báo cáo Tổng Bí thư, chưa nói về chất lượng, chỉ nói về số lượng thôi,
chúng tôi đã phải vơ vét, nhặt nhạnh tất cả những người có máu mặt trong
ngành, mới tạm đủ, để bổ nhiệm cho đủ số lượng thẩm phán các cấp, theo
quy định hiện hành ạ.
- Thế nghĩa là công tác quy hoạch phát triển ngành làm không tốt, quy
hoạch cán bộ ngành làm không tốt. - nghĩ một tí, ông chợt hỏi - Thế bao
nhiêu sinh viên luật mới ra trường đâu, sao không nhận họ, không bồi
dưỡng, để họ chạy vào các tổ chức nước ngoài, các văn phòng luật sư, các
công ty luật. Tôi thấy có công ty còn được tổ chức quốc tế công nhận và
xếp vào loại mấy công ty luật uy tín trong khu vực có đúng thế không?
- Thưa Tổng Bí thư, ngân sách ngành có hạn, không có khả năng thu hút
những người giỏi như thế ạ.
- Nhưng những người năng lực yếu thì thừa chứ gì?
Im lặng.
- Thế còn chất lượng?
- Báo cáo Tổng Bí thư, chúng tôi chưa có số liệu cụ thể xem bao nhiêu
phần trăm có trình độ trên đại học, đại học hoặc chưa có trình độ đại học,