việc nhân dân có điều kiện giám sát công việc của cả ba cơ qum báo vệ
pháp luật này. Điều đó buộc các cán bộ phải làm cho chuẩn, nói cho
chuẩn, xử cho chuẩn. Tốt quá đi chứ. Tôi chắc rằng, nhưng ai đã làm
những việc khuất tất như cố tình làm sai, đưa hối lộ, nhận hối lộ sẽ phải coi
đây là tấm gương phản diện tự răn mình.
Nếu nhân dân thấy có gì không phải, không đúng, có quyền phát biểu ý
kiến, qua thư từ hoặc nhờ các cơ quan báo chỉ. Miễn là với động cơ xây
dựng. Thế thì tốt quá đi chứ? Đấy là một biểu hiện mới của quyền dân chủ
một cách phản biện xã hội nhanh chóng, kịp thời. Điều này là rất tốt cho
các cơ quân công quyền, nhât là các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Phóng viên: Chắc chắn ông có nhận xét về phản ứng của những người có
mặt trong phiên toà hoặc dư luận cả nước sau phiên toà khi nghe tuyên án.
Ông có lý giải về hiện tượng ấy, thưa Tổng Bí thư?
Tổng Bí thư: Có gì khó hiểu đâu nhỉ? Người ta phản đối đấy! Nhân dân
cho là xử thế quá nhẹ. Nết xử nhẹ quá thì phải xử lại cho đúng người, đúng
tội. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ vào cuộc. Thế mới có tác
dụng răn đe đối với người nắm cán cân công lý chứ.
Phóng viên: Có báo còn đặt câu hỏi: "Toà án xét xử theo luật hay theo chỉ
đạo của…" Thưa, họ đặt dấu chấm lửng chứ không phải tôi bỏ lửng câu nói
đâu ạ!
Tổng Bí thư: Tôi hiểu rồi. Chỗ này tế nhị đây, nhạy cảm đây. Đấy là cái
cách mà các nhà báo hay dùng mỗi khi khó nói, khó xử chứ gì (cười) Theo
tôi, Hội đồng xét xử chỉ tuân theo quy định của pháp luật. Bởi pháp luật là
ý chí của nhân dân ta, của chế độ ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, chứ có
phải mượn của ai đâu. Nếu có y kiến của một tổ chức nào, cá nhân nào, thì