đấy chỉ là để tham khảo, không có tính bắt buộc. Hội đồng xét xử phải có
tính độc lập của mình là phải chịa trách nhiệm trước pháp luật, trước hết
là trước toà án công luận nếu mình ra án quyết sai.
Mà sai là phải công khai xin lỗi và bồi thường theo quy định. Việc này phải
làm cho tốt. Còn bàn dân thiên hạ nữa chứ, còn cộng đồng quốc tế nhìn
vào nữa chứ. Anh nhân danh Toà án nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam cơ mà. Sao có thể kéo pháp luật theo ý chủ quan của tổ chức này, cá
nhân kia được. Thế giới, người ta đã dịch luật Hồng Đức của mình ra tiếng
Anh để nghiên cứu lia mà. Con hơn cha là nhà có phúc chứ. Con không
bằng cha ông thì là hoạ rồi còn gì.
Tôi nhắc lại khẩu hiệu: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Pháp
hật là trên hết, không tổ chức nào, không cá nhân nào tự cho mình có
quyền đứng ngoài pháp hật, đứng trêu pháp luật. Pháp luật phải như sợi
dây điện trần ấy. Ai động vào cũng bị giật. Đằng nà có người bị giật, có
người không, mà người đó lại không có khả năng siêu nhiên gì thì nguy rồi.
Phải không các nhà báo? Tôi chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân
dân, trước cả pháp luật về ý kiến này.
Một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải như thế, không thể khác
được. Công an, toà án, Viện kiểm sát cứ theo pháp luật mà làm. Thẳng mực
Tàu, đau lòng gỗ. Có câu thành ngữ thế phải không, các nhà báo? (cười)
Phóng viên: Xin phép được hỏi ông câu cuối cùng: Trong một bài viết, có
báo nhắc đến ý kiến của một ông, cấp phó của một Ban cho rằng, dân trí ta
còn hạn chế, làm thế này có cái không lợi. Ông này nêu một số tờ báo đặt
vấn đề, có nên xử lại. Ông ấy nói, nếu các báo cũng vào hùa với báo ấy để
gây sức ép với toà thì sao?