LỬA ĐẮNG - Trang 98

- Thưa cô, có chứ ạ! Có cả dấm và chanh ạ.

Một đứa con gái nhăn mũi:

- Ấy đừng để mắm tôm ra mâm nhớ! Để trên bàn bếp kia kìa. Ai ăn thì lấy
thôi. Tớ kình lắm.

Thảo Tần nhẹ nhàng giảng giải:

- Em chớ có nói thế. Cô cũng không quen ăn mắm tôm. Nhưng, đấy là món
ăn phổ biến của người Việt Nam. Phải biết ứng xử cho lịch sự. Văn hoá ẩm
thực của loài người có nhiều nét rất chung, nhưng cùng có những nét riêng.
Đừng bài xích, hay chê bai thói quen ẩm thực của người khác, dân tộc
khác. Ngày cô thực tập ở một tỉnh miền núi, người Thái có món chấm gọi
nậm pịa, làm bằng nhiều thứ, trong đó có thức ăn đã được tiêu hoá nằm
trong ruột non trâu, bò, dê, hươu, nai, tức là của những con vật nhai lại, và
chỉ nó mới dùng cho nậm pịađược. Cái thứ ấy chỉ đợi cơ thể con vật hấp
thụ qua thành ruột non thành máu đi nuôi cơ thể, cho nên rất bổ. Người ta
chưng lên với các thứ cay như tỏi, đt, quả mắc kén (có vị thơm đặc biệt,
giống như hạt tiêu), rồi thêm rau thơm, mùi. Cầu kỳ lắm. Nếu không quen
sẽ thấy mùi hơi khó chịu. Nhưng với người Thái thì, không có nậm pịa,
không phải là bữa cỗ sang. Ai đã ăn quen rồi thì thấy rất ngon. Thời gian
thực tập không lâu, nên cô chưa tập ăn được. Nếu ở lâu, chắc cũng phải làm
quen. Không thế, không thể làm công tác vận động quần chúng được.

Những bát bún riêu được bưng ra. cô giáo lấy thìa nếm thư một chút nước
canh, khen:

- Vừa, ngon, không mặn, không nhạt. - Cô đưa chiếc thìa ra trước mặt. -

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.