mới được củng cố; Cũng chỉ có tự trọng, chúng ta mới có thể gạt bỏ
khó khăn trên con đường sự nghiệp, dũng cảm tiến lên phía trước...
Vậy, tự trọng từ đâu đến? Câu trả lời là: Tự trọng chính là từ “lễ”
mà đến.
Khi lời nói, hành vi của chúng ta phù hợp với chế độ, quy định
của doanh nghiệp, khi giá trị quan thống nhất với văn hóa doanh
nghiệp, chúng ta sẽ có được tự trọng, sẽ có công việc và sự nghiệp, sẽ
được đồng nghiệp và người khác tôn trọng.
Khi chúng ta đối xử với người khác theo yêu cầu của lễ nghĩa thì
tự nhiên có thể sẽ tránh không bị người khác coi thường, giống như
Hữu Tử đã nói: cung kính người khác phù hợp lễ nghĩa sẽ tránh
không bị làm nhục.”
Tương tự, khi chúng ta dùng lễ nghĩa để ràng buộc bản thân,
chúng ta có thể tự lập, không đi ngược với bất kỳ đạo lý nào. Khổng
Tử nói: “Người quân tử học văn hóa, dùng lễ nghĩa để ràng buộc bản
thân, như vậy có thể không làm trái với bất kỳ đạo lý nào”. Một khi
như vậy, chúng ta tự nhiên sẽ có tự trọng.
Đồng Lỗi vào công ty nhờ có sự giới thiệu của một người bạn. Lúc
đó, người bạn này nói với chúng tôi rằng:
“ Đồng Lỗi là một người hướng nội, rất ít bộc lộ cảm xúc, thái độ
nên cô ấy thích hợp làm công việc máy móc”. Nhưng trong quá trình
tiếp xúc với Đồng Lỗi, chúng tôi phát hiện thấy cô ấy không phải
là “sống hướng nội, không biết cách biểu đạt”, mà căn bản cô ấy là
một người sống khép kín hoàn toàn, không những vậy, cô ấy còn
không tự tin, thậm chí còn cảm thấy mình là một người vô dụng.
Nhưng chúng tôi cũng có một phát hiện bất ngờ khác: Cô ấy
rất có khả năng viết văn, cũng có thể đời sống hướng nội đã khiến