ngài dùng niềm hòa khí mà phổ cập vào lễ. Nhưng, nếu mọi việc cứ
dùng lấy hòa khí chớ chả dùng lễ mà kiềm chế cũng không được.”
Câu nói này của Hữu Tử nhấn mạnh hai điều.
Thứ nhất, vận dụng lễ nghĩa, nhất định phải làm sao cho vừa
khéo, không được quá đà, cũng không được hời hợt quá.
Mã Lộ không ngừng oán thán với chúng tôi rằng: “Không biết
tại sao, tôi không thể nào làm vừa ý lãnh đạo. Tôn trọng lãnh đạo, thì
lãnh đạo nói tôi nghiêm túc quá; đùa cợt với lãnh đạo, thì lãnh đạo lại
nói tôi không đứng đắn. Các anh nói xem, tôi phải làm thế nào?”
Cùng nói chuyện lâu, chúng tôi rút ra kết luận rằng: Mã Lộ
nghiêm túc quá, ví dụ như khi cô nhìn thấy lãnh đạo thì cung kính
quá mức, thái độ biểu lộ không tự nhiên, khi báo cáo với cấp trên lại
phải gõ cửa ba lần mới dám bước vào phòng lãnh đạo; Lúc đừa cợt
thì lại đùa cợt quá, trong cuộc họp lại gọi lãnh đạo là “này”, “helo”. Vì
vậy, chúng tôi kiến nghị cô thay đổi, tích cực học lễ nghĩa ở nơi làm
việc. Không lâu sau, cô ấy vui vẻ thông báo với chúng tôi rằng: “Bây
giờ, quan hệ giữa cô với lãnh đạo đã hòa hợp hơn rất nhiều.”
Thứ hai, không nên cố tình tìm kiếm hòa khí, nhiều khi, vì
muốn hòa hợp với người khác nên mọi người đã xem nhẹ lễ nghĩa. Ví
dụ rất nhiều người vì muốn làm cấp trên vui, nên đã nghĩ cách để
người đó vừa lòng, nhưng lại trái với lễ nghĩa thông thường.
Một lần, tôi về quê, gặp một người anh họ, hành vi cử chỉ của
anh ấy làm tôi rất kinh ngạc: Bất kể là với ai, anh cũng đều thích
kề vai bá cổ, ăn nói tùy tiện, lời nói rất khoa trương, tự cao tự đại...
Tôi đã bớt chút ít thời gian để nói chuyện với anh ấy, được biết
anh ấy trở nên như vậy là do cấp trên. Cấp trên của anh ấy là một