Đạo luật này không dựa trên nguyên tắc về sự không chính đáng của các món lời mà
những người sở hữu kế tiếp nhau thu được. Nó ít khi được áp dụng.
Từ quan điểm nói trên, thật rất thú vị khi nghiên cứu pháp luật của Liên Xô về sở hữu
văn học và các biến đổi của nó: trước tiên, người ta đã quốc hữu hóa tất cả; rồi người thấy
rằng, khi làm như thế người ta chỉ gây thiệt hại cho nghệ sĩ còn sống cũng như cho sự độc
quyền của nhà nước về xuất bản. Do đó người ta đã lập lại quyền tác giả, ngay cả cho các tác
phẩm cổ điển xưa nhất, tức là những tác phẩm đã thuộc lĩnh vực công cộng, thuộc thời kỳ
trước khi có các đạo luật kém cỏi đã bảo vệ quyền lợi cho các nhà văn ở Nga. Hiện nay, Liên
Xô đang lưỡng lự và không biết là nên chọn thứ luật nào: luật về con người hay luật trên các
đồ vật.