với con rể mà như nói với một người đồng chí, chí cốt, tin cậy, trông chở:
- Lớp người như bố cũ quá rồi, lạc hậu quá rồi, không bắt kịp nhịp đi của
thời đại. Con hãy tiếp tục con đường đã chọn. Cá nhân bố, thành phố này,
đất nước này đặt hy vọng vào những người như con. Bố chắc trong Đảng
có rất nhiều người như con, chỉ có điều, họ chưa có điều kiện bộc lộ mà
thôi. Không có gì khiến bố phải tâng bốc, nịnh nọt con đâu. Đúng không
nào?
Đến lượt anh-bạn-con-rể chìa tay ra:
- Con cảm ơn bố vô cùng.
***
Được bố vợ động viên, Kiên vững lòng hơn rất nhiều.
Hôm nay, anh mời Thường vụ họp đột xuất, lúc 19 giờ. Anh còn đang giải
thích vì sao có cuộc họp này, thì điện thoại di động rung lên bần bật. Người
gọi là phó tổng biên tập Thời luận. Tổng biên tập của anh trên đường về
nhà đã bị tạt a xít, mới cách đây chừng 40 phút.
- Tình trạng sức khoẻ đồng chí ấy ra sao?
- Má trái và cổ bị bỏng nặng, may là cả hai mắt không việc gì. Đang nằm
trong khoa bỏng bệnh viện thành phố.
Kiên thông báo cho mọi người, đề nghị Trưởng Công an Quận báo cáo
ngay với Giám đốc Công an thành phố và triển khai những động tác nghiệp
vụ cần thiết.
- Các đồng chí biết cả rồi. Vừa rồi mấy tờ báo tập trung nêu một số việc
nghi vấn, hoặc làm chưa tốt ở quận ta. Vì sao đồng chí phó tổng biên tập lại
gọi cho tôi? Chắc hẳn trong suy nghĩ, thấy sự việc có mối liên hệ nào đó
với quận ta đây. Tôi nghĩ đó là chuyện bình thường. Bởi trong toàn thành
phố, các vụ việc khác cũng bị nêu cơ mà. Về nhận thức, tôi cho rằng dư
luận báo chí, chính là phản ảnh dư luận xã hội, dư luận quần chúng, chứ
đừng có nghĩ đấy là chuyện của mấy anh nhà báo rách việc. Mặt tích cực
của vấn đề là ở chỗ, nó làm cho chúng ta phải vắt chân lên cổ mà chạy mới
kịp.
Cứ giữ nguyên cách làm trước nay là không đáp ứng đòi hỏi của xã hội,
nhất là đòi hỏi của thời đại thông tin này. Đó chính là lý do dẫn đến cuộc