phức tạp. Tính chất thì rất nghiêm trọng mà yêu cầu giải quyết lại phải kịp
thời. Thời đại thông tin toàn cầu không cho phép các cơ quan quản lý muốn
để bao giờ giải quyết cũng được. Nếu đợi bên chính quyền đề xuất rồi bên
mình mới họp bàn, xem xét, rồi đưa ra chủ trương hướng giải quyết thì
không thể đáp ứng được đòi hỏi của tình hình. Hôm ấy, nếu mình chỉ làm
người ngồi dự để nắm tình hình rồi về họp thường vụ ra nghị quyết thì
không biết bao giờ mới ra được văn bản. Nhanh cũng phải ba ngày. Thanh
Diệu lúc ấy thực sự không có khả năng quyết định. Mình đề nghị cô ấy
quyết định theo phương án mình nêu là tôn trọng nguyên tắc làm việc, để
khỏi mang tiếng là bao biện. Thế nếu có những cuộc họp gọi là liên tịch
thì… Không đúng, thế thì gọi là gì nhỉ? Hay gọi là giao ban công tác giữa
Quận uỷ và Uỷ ban… không biết có được không?
Kiên suy đi tính lại, cân nhắc xem xét mọi khía cạnh của vấn đề, thấy
không có gì trái với nguyên tắc Đảng lãnh tạo, Nhà nước quản lý. Tất nhiên
trong cuộc họp giao ban ấy, mình phải là người chủ trì, người kết luận.
Thậm chí vạch ra kế hoạch đại thể, phân công cụ thể ngay cũng vẫn được
chứ sao.
Anh gọi điện cho bố vợ, hẹn về xin ý kiến.
Ông bố vợ nghe anh-bạn-con-rể trình bày, phân tích thì tỏ ra hào hứng vô
cùng. Ông vốn quý anh từ khi anh còn ở nhà máy. Ông cũng là người hay
suy nghĩ, phân tích vấn đề. Lại cũng đã có những phát hiện, đề xuất với cấp
trên, giờ nghe Kiên nói, ông OK liền!
- Được được quá chứ sao. Đây là cơ chế phối hợp thôi mà, còn ai vẫn làm
chức trách, phận sự của người ấy đấy chứ.
- Nhưng, bố thử đóng vai phản biện, lật lại vấn đề xem sao. Bố nhất trí
nhanh quá làm con chưa yên tâm lắm.
- Ờ anh này. Có phải cứ ngâm lâu là chứng tỏ suy nghĩ kỹ đâu. Cứ "để xem
xét" là chứng tỏ thận trọng đâu Cứ đồng ý ngay là không nghĩ kỳ đâu. Bố
đồng ý ngay là vì không hiểu sao, một việc rõ như ban ngày như thế, mà từ
trước đến nay không ai nghĩ ra. Hoặc nghĩ đến mà không dám làm. Bố cho
là, từ thực tiễn giải quyết công việc nóng bỏng ở địa bàn, mà con nảy ra
cách làm này…