không đâu bằng.
Đồng chí X có một ngôi nhà ở số 58 Cầu Mây.
Ông A đã bán nhà số 17 Cầu Tre cho đồng chí X với giá một mét vuông
đất, đắt hơn cả giá đất ở Luân Đôn hay Tôkiô. Tại sao lại mua với giá cắt
cổ như thế? Nhà số 17 Cầu Tre và số 58 Cầu Mây áp lưng vào nhau. Chỉ
cần thông tường lưng là được một khu đất có hai mặt tiền ở hai mặt phố
vào loại nhất Thanh Hoa.
Hiện nay số 58 Cầu Mây là nhà ba tầng, 17 Cầu Tre là 2 tầng. Phá cả hai,
xây một toà nhà năm tầng (theo quy hoạch, khu vực này chỉ được xây
không quá năm tầng) với hai mặt tiền ấy, thì tiền mặt cứ việc chảy vào như
nước sông Đà!
Số 58 Cầu Mây được thành phố phân bổ sung cho đồng chí X năm 1979,
khi ấy, ông đang là cán bộ giúp việc cho một cán bộ cao cấp Trung ương.
Việc thật, người thật thì như thế. Nhưng tra trong hồ sơ thì đồng chí X
không hề dính dáng đến việc mua bán này. Người đứng tên chuyển nhượng
của ông A lại là ông X1. Chỉ có một chút dây mơ rễ má: X1 là con trai
đồng chí X. Ông X1 hiện chỉ đóng vai trò đứng đằng sau một công ty
TNHH mà giám đốc là vợ mình. Chả là vì công chức đương nhiệm không
được trực tiếp đứng đầu một tổ chức kinh tế tư nhân.
Khi bị hỏi, chẳng lẽ chỉ một lô đất ở quận Lâm Du đủ đánh đổi nhà 17 Cầu
Tre, thì ông A thật thà hỏi lại:
- Làm sao mà đủ được?
- Thế còn phải bù những gì nữa?
- Một lô đất khác, ở quận khác.
- Đủ chưa?
- Đủ thế nào được. Cả hai lô ấy cộng lại chưa được một phần ba giá trị nhà
tôi.
- Thế còn lại trả bằng gì?
- Bằng vàng chứ bằng gì? Mua bán nhà đất, xưa nay vẫn thế.
- Thế sao ông phải cầm thư tay đồng chí X đến làm gỉ?
- Việc này đã thoả thuận rồi. Như thế đỡ phải một lần sang tên chuyển
nhượng. Bởi khi thương lượng đã phải xác định ai nộp thuế. Vì tiền thuế