LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 112

Về phương diện văn học, Tản Đà là một nhà thơ có sắc thái rất đặc biệt.

Tư tưởng ông dù bị nền cựu học chi phối, vẫn có tính chất tiến bộ nên thi ca
của ông phản ảnh được ảnh hưởng Nho Lão đồng thời biểu lộ sự tiến bộ của
nền văn minh Tây Phương. Đó là một sự dung hòa kỳ diệu mà ít nhà văn,
nhà thơ khác tạo được, và đưa ông lên hàng thi sĩ thiên tài. Trong làng báo,
ông ít lừng danh như các đồng nghiệp đương thời vì tính tình ông lãng mạn,
ít chú trọng tới thực tế. Khi chủ trương tờ An Nam Tạp Chí, ông lâm vào
một hoàn cảnh rất bi đát phải xoay sở vất vả để cho tờ báo tồn tại nhưng
mặc dù vậy, ông vẫn tỏ ra khinh bạc và sống với những giấc mơ riêng của
mình.

Ông mất tại Hà Nội, trong cảnh túng thiếu cùng cực. Báo chí Việt Nam

chưa bao giờ có một nhà báo có lý tưởng cao xa và nghèo khổ vất vả như
ông. Trường hợp của Tản Đà là một hiện tượng lạ ít thấy xuất hiện. Cũng
chính nhờ vậy mà Tản Đà ghi được những nét sâu đậm trong lịch sử báo chí
Việt Nam.

NAM CAO (1914-1951)

Nam Cao tên thật là Trần Văn Trí, sinh năm 1914 tại làng Đại Hoàng

thuộc tỉnh Hà Nam. Sống thời thơ ấu trong sự nghèo nàn, Nam Cao lớn lên
phải ra đời tự lập sớm lại hay bệnh hoạn. Ông có gia đình và đông con. Bản
tính Nam Cao hiền hậu, thật thà và khiêm tốn. Đời sống khổ cực của chính
bản thân và sự bất công của xã hội lúc đó đã khiến ông bi quan về cuộc đời.
Sau ông đi theo phong trào kháng chiến chống Pháp và bị đạn chết tại Ninh
Bình năm mới có 37 tuổi.

Nam Cao vào làng văn không gặp nhiều may mắn. Ông viết đủ các loại

như tin tức, tiểu thuyết, thơ, kịch. Vào làng báo, Nam Cao cộng tác với Tiểu
Thuyết Thứ Bảy, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Phổ Thông Bán nguyệt san và tạp
chí Văn Nghệ của phong trào kháng chiến. Các tác phẩm của ông khá nhiều
nhưng nay đã thất lạc và chỉ còn lại rất ít.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.