LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 110

Về phương diện báo chí, Nguyễn Tuân không phải là người làm báo mà

chỉ dùng báo chí làm môi trường sáng tác. Ông viết trên các báo « Tiểu
Thuyết Thứ Bảy, Tao Đàn, Hà Nội Tân Văn, Trung Bắc Chủ Nhật ».

Nhận xét tổng quát, Nguyễn Tuân thường có khuynh hướng mô tả một

cách thơ mộng đời sống của giai tầng trí thức Việt Nam vào cuối thế kỷ
trước. Ông không nổi tiếng bằng các nhân vật cột trụ của Tự Lực Văn Đoàn,
nhưng có một bút pháp chải chuốt rất độc đáo, bay bướm, đầy nghệ thuật.

THẾ LỮ

Tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, Thế Lữ sinh năm 1907 tại Hà Nội. Ông

theo học và tốt nghiệp ngành mỹ thuật. Cũng giống như Nguyễn Tuân, Thế
Lữ dùng báo chí để sáng tác truyện và thơ, dưới bút hiệu Thế Lữ và Lê Ta.
Ông cộng tác với các báo Phong Hóa, Ngày Nay, và Tinh Hoa.

Thế Lữ ít có công nghiệp đối với làng báo Việt Nam nhưng về phương

diện văn chương, ông là người mở đường cho phong trào thơ mới nên địa vị
của ông thật nổi bật trên văn đàn.

Về tiểu thuyết, Thế Lữ viết cũng khá nhiều, hầu hết đều có tính cách

mạo hiểm, trinh thám rất hấp dẫn.

HỒ BIỂU CHÁNH (1885-1958)

Hồ Biểu Chánh là một nhà văn lớn của miền Nam, đồng thời là một

nhà báo tên tuổi. Ông sinh tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công. Ngay trong
thời kỳ phôi thai của báo chí Việt Nam, Hồ Biểu Chánh đã có mặt. Ông cộng
tác với 6, 7 tờ báo ban đầu như Đông Pháp Thời Báo, Nam Kỳ Tuần Báo,
Phụ Nữ Tân Văn.

Văn nghiệp mà Hồ Biểu Chánh để lại gồm 60 bộ truyện dài, 2 tập thơ

và nhiều sách biên khảo. Các tiểu thuyết của ông có tính cách tình cảm xã
hội. Lối hành văn của ông giản dị, chân thực, biểu lộ lối sống bình dị của
người miền Nam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.