LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 108

Nay » gây một tiếng vang lớn. Năm 1945, ông từ Trung Hoa trở về và chủ
trương tờ Việt Nam để chống lại Việt Minh. Sau Hội Nghị Genève, ông lập
nhà xuất bản Phượng Giang và chủ trương giai phẩm « Văn Hóa Ngày
Nay ».

Song song với nghề làm báo, Nhất Linh hoạt động chính trị chống

Pháp, chống Việt Minh, chống mọi hình thức thực dân, độc tài, và năm
1960, ông thành lập Mặt Trận Quốc Dân Đoàn Kết chống chế độ Ngô Đình
Diệm. Ngày 7-7-1963, ông dùng độc dược tự tử trước ngày bị chế độ Ngô
Đình Diệm đưa ra Tòa án xét xử. Cái chết của ông đã gây xúc động mãnh
liệt ở trong nước cũng như trên quốc tế. Trên cả hai phương diện chính trị và
văn hóa, Nhất Linh có một tầm vóc ít nhà văn khác sánh kịp.

Về phương diện văn hóa, Nhất Linh là người có công lớn nhất trong

thời tiền chiến, nhờ sự nghiệp của ông trong ngành báo chí. Chính ông đã
đưa tờ Phong Hóa từ chỗ không ai biết đến chỗ có ảnh hưởng sâu rộng trong
mọi giới Tự Lực Văn Đoàn. Và tờ Ngày Nay sở dĩ có uy thế trội hẳn đối với
các tạp chí khác một phần lớn cũng là nhờ tài tổ chức của ông. Những tác
phẩm ông viết nhất là loại luận đề không những đã mở một chân trời mới
cho cả một khuynh hướng văn chương mà còn gây được những thành quả vĩ
đại về phương diện xã hội.

Về phương diện chính trị, Nhất Linh cũng được xưng tụng là nhà đại

cách mạng có đủ thành tích chống thực dân, chống độc tài vừa bằng tư
tưởng, bằng hành động, qua báo chí và qua các tác phẩm của ông. Cái chết
đúng lúc của ông vào năm 1963 đã làm sáng thêm một gương phấn đấu bất
khuất. Sau khi ông mất, nhiều nhà bình luận cho rằng chính cái chết của ông
đã làm sống lại sự nghiệp chính trị và văn hóa của ông.

KHÁI HƯNG (1896-1947)

Tên thật là Trần Khánh Giư, Khái Hưng sinh tại làng Cổ Am, huyện

Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương, con ông Tuần Phủ Trần Mỹ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.