Đào Trinh Nhất cộng tác với tờ Trung Bắc Chủ Nhật và viết nhiều bài khảo
cứu giá trị trên tờ này.
Công lao của Đào Trinh Nhất đối với làng báo Việt Nam rất lớn. Tuy
không là người đầu tiên khai sáng phong trào báo phụ nữ, Đào Trinh Nhất là
một chiến sĩ xã hội luôn luôn hướng về đại chúng. Trong khi giữ chức chủ
bút cho tờ Phụ Nữ Tân Văn, Đào Trinh Nhất đã chú trọng tới các mục
thường xuyên về ý kiến đối với thời sự, vấn đề giải phóng phụ nữ Việt Nam,
vấn đề tổ chức gia chánh, vệ sinh, khoa học và đặc biệt hơn hết là mục dành
cho nhi đồng.
Một điểm khác đã giúp cho Đào Trinh Nhất thành công trong nghề làm
báo là việc dùng tờ Phụ Nữ Tân Văn vào khuynh hướng chính trị. Mặc dù tờ
báo này, như danh nghĩa của nó, chỉ nhằm vào đối tượng chính là lối sống
nữ giới, nó đã được sử dụng để khơi động ý thức dân tộc trong đám quần
chúng đông đảo và thành công vượt bực. Cũng trong khi trông coi tờ báo
này, Đào Trinh Nhất đã kết hợp được những người cầm bút có thành tích
cách mạng để dễ dàng khích động dư luận.
Đào Trinh Nhất cũng được coi là người làm báo nặng tinh thần xã hội.
NHẤT LINH (1906-1963)
Nhất Linh, một khuôn mặt nổi bật trong làng báo Việt Nam và cột trụ
của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, sinh tại làng Cẩm Giang, tỉnh Hải Dương,
Quảng Nam. Tên thật của ông là Nguyễn Tường Tam, và ngoài bút hiệu
Nhất Linh, ông còn dùng bút hiệu Nhị Linh, Bách Linh.
Ông học Trường Bưởi Hà Nội, đậu bằng Thanh Chung năm 1920 và
làm thơ ký sở Tài Chánh. 6 năm sau, ông cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay
của ông là cuốn « Nho Phong », sau đó sang Pháp du học, đậu bằng Cử
Nhân Khoa Học và trở về nước năm 1930. Kể từ đó ông lăn xả vào nghề làm
báo.
Bước đầu tiên của Nhất Linh là điều khiển tờ Phong Hóa, do ông Phạm
Hữu Ninh trao lại vào năm 1932. Tới năm 1935, ông sáng lập tờ « Ngày