dành cho nữ giới ra mắt lần đầu tiên vào năm 1918, tờ « Nữ Giới Chung »
(Tiếng Chuông của phái nữ).
Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh là con gái cụ Đồ Chiểu, lúc còn nhỏ theo cha
học Hán văn nhưng sớm chuyển qua Âu học cho tới ngày đỗ Cao Đẳng Tiểu
Học thì nhập vào hàng ngũ làng báo bằng tờ Nữ Giới Chung với mục đích
giải phóng chị em phụ nữ khỏi bao nhiêu trói buộc của luân lý phong kiến.
Nữ sĩ Sương đã nuôi giấc mộng xã hội này ngay từ khi còn nhỏ nhưng chưa
có cơ hội thực hiện. Mãi cho đến khi phong trào báo chí nổi lên rầm rộ và
ảnh hưởng đời sống Tây Phương bắt đầu thấm vào xã hội Việt Nam qua ảnh
hưởng của những người làm báo cấp tiến như nhóm Hoàng Tích Chu, Sương
Nguyệt Anh mới quyết đứng dậy thực hiện lý tưởng xã hội của mình, và mở
đầu cho phong trào báo chí phụ nữ.
Nhưng trong cuộc đời làm báo, Sương Nguyệt Anh không gặp được
con đường bằng phẳng dễ dàng. Tờ Nữ Giới Chung do bà chủ trương tuy có
gặt hái được chút ít thành công nhưng đã gặp phản ứng dữ dội vì lý do lúc
đó phái yếu ở xứ ta vẫn còn thờ ơ với thời cuộc và thường không ưa thích
những cải tiến quá táo bạo dù những cải tiến này có lợi cho họ. Tờ báo do đó
phải đình bản nhiều lần, sau những số báo đầu tiên cổ động cho việc phái
yếu thoát ly gia đình để tham gia các công tác xã hội bị đả kích, bị chê cười
mỉa mai. Thiếu sự ủng hộ của đồng bào, tờ báo không có độc giả trong phái
yếu và chỉ lần hồi phát triển được trong những năm sau 1930. Tuy vậy,
Sương Nguyệt Anh vẫn không nản lòng và vẫn tiếp tục sống chết với nghề
làm báo. Trong lịch sử báo chí Việt Nam, nữ sĩ Sương Nguyệt Anh là người
đầu tiên của phái nữ góp mặt vào hàng ngũ những người cầm bút chuyên
nghiệp.
ĐÀO TRINH NHẤT
Đào Trinh Nhất, một người làm báo nhà nghề, gia nhập hàng ngũ
những người làm báo vào năm 1929 với tờ « Phụ Nữ Tân Văn » tại Saigon,
do bà Chủ Nhiệm Nguyễn Đức Nhuận trông coi. Ngay sau khi bắt tay cộng
tác, Đào Trinh Nhất đã trở thành nổi tiếng hơn cả bà Chủ Nhiệm. Năm 1942,