LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 54

Có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam, năm 1932 có xuất

hiện một tờ báo dạy tiếng Anh cho độc giả, mang tên tờ Văn Học Tạp Chí
do hai nhà cựu học Dương Tụ Quán và Dương Bá Trạc chủ trương. Ngoài
tiếng Anh, tờ báo này còn dạy cả tiếng Quảng Đông nữa.

Và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử báo chí, độc giả khắp nước được

thưởng thức một tờ báo chuyên về tiểu thuyết. Đó là tờ Tiểu Thuyết Thứ
Bảy, ra mắt năm 1934, đăng toàn truyện ngắn, truyện dài, và phát đi cả Nam,
Trung, Bắc. Nhóm chủ trương tờ báo này là Thanh Châu, Ngọc Giao, Lê
Văn Trương, Nguyễn Công Hoan, Lan Khai, Vũ Bằng, Tô Hoài, Nam Cao,
Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, toàn những cây viết tiểu
thuyết cự phách hoạt động chung thành ê kíp yểm trợ cho người sáng lập là
Vũ Đình Long. Nhóm này đều có quan niệm rằng tiểu thuyết không phải chỉ
có công dụng giải trí mà còn có công dụng giáo dục, có thể sử dụng tiểu
thuyết làm môi trường thuận lợi cho việc giáo dục quần chúng. Mà thật vậy,
Tiểu Thuyết Thứ Bảy đạt được thành tích sáng chói. Ở khắp nơi, độc giả đón
đọc một cách say mê những tiểu thuyết do nhóm này viết. Chẳng những vậy,
độc giả còn gửi về những truyện ngắn, truyện dài để đóng góp vào kho tàng
tiểu thuyết của tờ báo.

Khi nhận ra rằng « thị trường » tiểu thuyết có cơ ăn khách, một nhóm

khác bèn lật đật cho ra đời một tờ báo khác, mang tên Phổ Thông Bán
Nguyệt San, mỗi kỳ đăng trọn một tiểu thuyết, hoặc một truyện ngắn của
nhà văn nổi tiếng lúc đó là Nguyễn Công Hoan. Sự xuất hiện của tờ Phổ
Thông Bán Nguyệt San gây ảnh hưởng lớn tại miền Nam, khi các đoàn ca
kịch cải lương đều dựa theo truyện của Nguyễn Công Hoan đăng trên tờ báo
nầy để diễn lại.

Cuối cùng trong lãnh vực này, tờ Tao Đàn xuất hiện, đóng vai trò của

một tạp chí văn học, số đầu ra ngày 1-3-1939 với sự cộng tác của nhiều nhà
văn nổi tiếng như Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Trọng Thuật, Phan Khôi,
Hoài Thanh, Trương Tửu, Lan Khai, Nguyễn Tuân và nhà thơ Lưu Trọng
Lư. Đặt nặng vấn đề văn học, tờ Tao Đàn đã chú trọng đặc biệt vào cuộc đời
sự nghiệp của các nhà văn, nhà thơ lớn đã khuất. Nhân cái chết của nhà văn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.