LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 52

phải tạm đình bản một thời gian khoảng 1 năm mới hồi sinh được. Lúc này,
tờ Ngày Nay không còn giống hình thức ban đầu của nó mà chỉ gồm hai
phần : một phần tiểu thuyết và một phần tìm hiểu, sống được cho tới năm
1940 thì bị nhà cầm quyền rút giấy phép vì lý do chính trị.

Ba năm sau, vào ngày 5-5-1943, tờ Ngày Nay lại hồi sinh lần thứ hai

với một giám đốc mới : Nguyễn Tường Bách, em của Nguyễn Tường Tam.
Chủ trương của tờ Ngày Nay vào lần này là hoàn toàn nhắm vào chính trị,
như lời của người viết bài tái ngộ : « Tuy tình thế có đổi thay, mà chí hướng
vẫn nguyên một, như một sức mạnh vô hình, có lúc co giãn, được dịp thì nổi
bùng lên, mãnh liệt, không gặp thời lại ẩn tàng trong im lặng. Ngày Nay đã
tùy thời cơ mà xoay chiến lược, nhưng bao giờ cũng hoài bảo một lý tưởng,
theo đuổi một nhiệm vụ ».

Nhưng rồi cuối cùng vì cuộc cướp chính quyền của Việt Minh, nhóm

Tự Lực Văn Đoàn đành phải bỏ dở nhiệm vụ đó, sau khi xuất bản số báo
Ngày Nay cuối cùng số 16 ra ngày 18-8-1945. Dù tờ báo Ngày Nay sống
không được bao lâu, ai cũng phải nhận rằng trong vòng 100 năm hoạt động
của báo chí nước nhà, thật không có nhóm người nào làm báo có ảnh hưởng
sâu rộng đối với xã hội, đối với văn chương nghệ thuật như nhóm Tự Lực
Văn Đoàn. Nhờ có uy tín của Nhóm này, báo chí được coi là dẫn đường cho
công cuộc khai thông dân trí và xây dựng xã hội.

Trong tiến trình báo chí nước ta, không phải chỉ có Nhóm Tự Lực Văn

Đoàn mới chủ trương dùng tiếng cười để cải tạo xã hội. Ngoài tờ Phong
Hóa, độc giả, trong khoảng thời gian tiền chiến, còn được một tờ báo khác
chọc cười. Đó là tờ Loa, xuất hiện vào ngày 8-2-1932 do Bùi Xuân Học
đứng làm Chủ Nhiệm. Bùi Xuân Học tuy điều khiển tờ báo này, lại phải nhờ
đến tài chọc cười của Côn Sinh, một họa sĩ nổi tiếng không kém Cát Tường
(Le Mur) của Nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Bằng những nét vẽ độc đáo và sâu
sắc, Côn Sinh đã tô điểm cho tờ Loa nhiều tác phẩm hí họa mà cả nước
thưởng thức một cách say mê nhưng cũng có dư luận cho là thiếu đứng đắn.
Về phần văn học, Loa không sánh được với Phong Hóa nhưng vẫn được độc
giả ba miền chuộng đãi, một phần lớn là nhờ tranh hí họa của Côn Sinh và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.