LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 76

- Trước hết là những văn kiện mà nhà cầm quyền Pháp đặt ra để chi

phối báo chí trong thời kỳ lệ thuộc. Về giai đoạn này, luật pháp tỏ ra có phần
dễ dãi đối với Nam Kỳ, trong khi đối với hai miền bảo hộ Bắc và Trung Kỳ
thì luật lệ khắt khe hơn.

- Sau đó là giai đoạn mà nhà cầm quyền ban hành trong cả thời kỳ

kháng chiến 1943 tới cuộc cách mạng 1963 : trong 20 năm đó, báo chí vẫn
phải chịu sự ràng buộc gò bó do nhà cầm quyền quy định tuy có dễ thở hơn
một chút.

- Cuối cùng, kể từ 1963 cho tới ngày ban hành luật 007, báo chí đã

được hưởng những quy chế khá rộng rãi trong mọi hoạt động, nhưng cũng
chính sự rộng rãi này, trong thời gian đầu tiên sau cuộc cách mạng 1963, đã
tạo nên một cơn thác loạn cho báo chí lao vào.

Đối với báo chí hiện đại, có lẽ chỉ có hai văn kiện pháp lý được chú

trọng hơn hết : đó là Luật 19/69 ấn định quy chế báo chí, và đặt biệt là Luật
007 sửa đổi lại luật 19/69 trong hoàn cảnh đất nước năm 1972.

Sau đây là các văn kiện pháp lý chi phối báo chí và ảnh hưởng của nó

trong các giai đoạn tiến triển của báo chí :

2. LUẬT PHÁP ĐỐI VỚI BÁO CHÍ THỜI KỲ PHÁP THUỘC ĐẾN 1-
7-1949

- Sắc luật ngày 29-7-1881 về tự do báo chí tại Việt Nam, tương đối dễ

dãi đối với Nam Kỳ nhưng khắt khe với Bắc và Trung Việt.

- Sắc lệnh ngày 30-12-1898 buộc các báo Việt ngữ, Hoa ngữ phải xin

phép trước mới được xuất bản.

- Sắc lệnh ngày 4-10-1927 liên quan đến quy chế báo chí tại Đông

Dương ngoại trừ tại Nam Việt.

- Sắc lệnh ngày 30-8-1938 hủy bỏ các bản văn buộc báo chí Việt Ngữ

và Hoa ngữ phải xin phép trước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.