LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 135

hóa nào có sẵn để mua và bán, và hầu hết thời gian cầu bằng cung. Các công
ty không kiếm được nhiều lợi nhuận bởi vì có rất nhiều sự cạnh tranh giữa
họ để cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng. Nền kinh tế được cho là ở
“trạng thái cân bằng”. Kinh tế học truyền thống sử dụng các nguồn lực sẵn
có từ nền kinh tế và xem xét cách mà chúng tự cân bằng. Không có doanh
nhân nào phát minh ra thứ gì mới, chỉ có những con người mua và bán
những thứ mà họ biết để tối đa hóa lợi ích. Schumpeter chỉ cho chúng ta
thấy rằng trạng thái cân bằng chỉ là một nền kinh tế được bắt gặp đang dừng
lại. Schumpeter nói rằng: “Con người kinh tế học thật là một điều đáng buồn
khi luôn luôn lo lắng tìm kiếm sự cân bằng. Anh ta không có tham vọng và
tinh thần khởi nghiệp. Nói ngắn gọn, anh ta không có động lực và cuộc
sống.” Đối với Schumpeter, điều quan trọng nhất ở chủ nghĩa tư bản là các
doanh nhân không ngừng ném đá vào mặt hồ. Cơn sóng của sự hủy diệt để
sáng tạo không bao giờ dừng lại. Trong nền kinh tế của Marshall, các công
ty cạnh tranh về giá đèn dầu. Trong nền kinh tế của Schumpeter, những
doanh nhân thành công đánh bay đối thủ bằng việc phát minh ra bóng đèn
điện.

Trên thực tế, chủ nghĩa tư bản có chút gì đó giống như chính

Schumpeter: táo bạo và đầy sức sống, háo hức với những ý tưởng mới,
không bao giờ nghỉ ngơi. Tuy nhiên, phía sau sự năng nổ và trí thông minh
của Schumpeter là một con người với nhiều suy nghĩ phức tạp. Trong chủ
nghĩa tư bản mà ông luôn cố gắng để hiểu, ông nhận ra một mặt tối của nó.
Schumpeter tự hỏi rằng, “Chủ nghĩa tư bản có thể tồn tại mãi không?
Không. Tôi không nghĩ là nó có thể.”

Sự sống của chủ nghĩa tư bản đã bao gồm cả những mầm mống của tai

họa sẽ hủy diệt nó. Để lý giải lý do tại sao, Schumpeter đã làm một vài điều
bất thường đối với một nhà kinh tế học. Ông đã tranh luận về chính trị và
văn hóa của xã hội tư bản chứ không phải là phương diện kinh tế học của
nó. Karl Marx giải thích tại sao chủ nghĩa tư bản lại thất bại trong phương
diện kinh tế học: vì các nhà tư bản lấy ngày càng nhiều lợi nhuận và các
công nhân thì nhận được ngày càng ít lợi nhuận cho đến khi hệ thống sụp
đổ. Tuy nhiên, đối với Schumpeter, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.