LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 136

vấn đề gì. Vấn đề là ở ảnh hưởng mà chủ nghĩa tư bản gây ra đối với thái độ
rộng hơn của mọi người, đặc biệt là khi các công ty lớn mạnh hơn. Khi các
doanh nhân thành công, các công ty sẽ phát triển. Cuối cùng những tập đoàn
lớn xuất hiện. Họ sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo ra những sản
phẩm mới. Khi đó, sự cải tiến có thể được tiến hành bằng những phương
pháp lý trí, thường ở tại những bộ phận nghiên cứu của công ty. Lấy ví dụ
một tập đoàn lớn hiện nay như Apple. Nó có rất nhiều nhóm nghiên cứu:
một vài nhóm trong số đó sản xuất phần mềm mới, một vài nhóm phát triển
Iphone nhanh và nhẹ hơn, những nhóm khác lại tạo ra những máy tính cá
nhân tốt hơn. Những gì từng được các doanh nhân hình dung ra trong một
phút giây xuất thần nay đã được thực hiện thông qua quá trình thử kiểm
nghiệm. Các tiến trình kinh tế trở nên tự động hóa trong các chính sách của
công ty và các cuộc họp hội đồng.

Từ quan điểm kinh tế, tất cả những việc này là điều tốt: sự sáng tạo nên

các sản phẩm mới được lên kế hoạch và trở nên có thể dự báo. Vấn đề ở đây
là thế thì thật là chán! Các công ty trở thành những tổ chức lớn chật kín bởi
các nhân viên mặc vest xám (hay tại Apple là áo phông đồng phục). Các
doanh nhân của Schumpeter khởi đầu như những anh hùng, nhưng kết cục
lại giống như các cậu nhóc ghét đi học và không chịu làm bài tập về nhà. Họ
chán ghét việc phải đi làm với chiếc cà vạt và phải ngồi trong những buổi
họp buồn tẻ. Họ ghê tởm cái cách mà cuộc sống trở nên nhàm chán dưới chế
độ tư bản chủ nghĩa. Vì thế họ bắt đầu cảm thấy ngờ vực việc kinh doanh
hay việc kiếm tiền nói chung. Một vài người trở thành “những người trí
thức” chống lại chủ nghĩa tư bản, dạy trong các trường đại học và viết những
cuốn sách chỉ trích chủ nghĩa tư bản. Họ lập luận để ủng hộ chính phủ giành
lại nền kinh tế từ những doanh nhân và tạo ra xã hội theo chủ nghĩa xã hội.
Schumpeter cho rằng điều này bắt đầu diễn ra vào những năm 1930 và 1940
khi nhiều nhà trí thức căm ghét chủ nghĩa tư bản và nhà nước bắt đầu chiếm
vai trò quan trọng trong việc điều hành nền kinh tế (xem ở Chương 21).

Dự đoán của Schumpeter về cái kết của chủ nghĩa tư bản không xảy ra.

Chủ nghĩa tư bản đã hoạt động đến ngày nay với sự tham gia đáng kể của
nhà nước - được gọi với cái tên “nền kinh tế hỗn hợp” - mà không có cái kết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.