LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 188

phủ sau chiến tranh. Keynes đã lập luận rằng để tránh lặp lại cuộc Đại khủng
hoảng của những năm 1930, chính phủ cần can thiệp vào nền kinh tế của họ.
Những người trẻ tuổi theo học thuyết kinh tế Keynes đã vào làm việc tại các
bộ của chính phủ và tư vấn cho các quan chức biết phải làm gì.

Năm 1946, năm mà Samuelson ca ngại trí tuệ thiên tài của Keynes, sức

ảnh hưởng của những người theo học thuyết Keynes đối với việc hoạch định
chính sách thực tế đã chạm đến một cột mốc quan trọng. Mỹ đã thông qua
một đạo luật trao trách nhiệm cho chính phủ trong việc đảm bảo nền kinh tế
tiếp tục tăng trưởng và tạo ra đủ việc làm để thuê người dân của mình. Một
cột mốc khác xuất hiện vào đầu những năm 1960 khi Tổng thống Kennedy
áp dụng chính sách Keynes cấp tiến.

Kennedy nói rằng nền kinh tế lúc đó có khả năng sản xuất lớn hơn. Nếu

mọi người chi tiêu nhiều hơn, thì nền kinh tế sẽ sản xuất nhiều hơn và những
người thất nghiệp sẽ quay trở lại làm việc. Ông lên kế hoạch cắt giảm thuế
rất lớn để đạt được điều đó, và chúng đã được Tổng thống Lyndon Johnson
thực hiện vào năm 1964. Ông này đã xuất hiện trên truyền hình để thông báo
về những kế hoạch ấy. Việc cắt giảm sẽ cung cấp cho người tiêu dùng thêm
25 triệu đô la để chi tiêu mỗi ngày, ông nói: “tiền sẽ lưu thông trong nền
kinh tế, nâng cao nhu cầu đối với hàng hóa lên gấp nhiều lần số tiền thuế cắt
giảm”. Tóm lại, đây là cách chính sách kinh tế Keynes hoạt động.

Theo Keynes, sự suy thoái xảy ra khi tiền tiết kiệm không được đầu tư

vào các nhà máy và máy móc. Khi mọi người tiết kiệm thay vì chi tiêu và
các doanh nhân ngừng đầu tư, về tổng thể sẽ có ít chi tiêu hơn và nền kinh tế
ngừng tăng trưởng. Trong Chương 18, chúng ta đã hình dung chi tiêu như
mực nước trong bồn tắm. Khi có nhiều nước chảy ra dưới dạng tiền tiết
kiệm hơn so với nước chảy vào dưới dạng các khoản đầu tư, mực nước giảm
dần và nền kinh tế rơi vào suy thoái. Theo ý kiến của những người theo học
thuyết Keynes, nếu mọi người không chi tiêu, thì chính phủ phải chi tiêu. Nó
có thể ngăn chặn sự suy giảm nhanh chóng thông qua việc đầu tư vào đường
sá, bệnh viện, vào các chậu cây cho văn phòng, thực ra là vào hầu như bất
cứ điều gì. (Keynes nói rằng thà chính phủ chôn tiền giấy trong lòng đất còn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.