LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 189

tốt hơn là không làm gì cả. Điều đó sẽ tạo ra chi tiêu và công ăn việc làm khi
các doanh nhân thuê người lao động đào tiền lên.)

Nếu chính phủ đổ chi tiêu của chính mình vào bồn tắm đủ nhiều, nó có

thể bù đắp cho khoản chi tiêu chảy ra dưới dạng tiền tiết kiệm. Trên thực tế,
những gì chính phủ làm là vay những khoản tiết kiệm chưa được sử dụng
đang chảy quanh nền kinh tế và tự mình chi tiêu số tiền đó; chính phủ
chuyển hướng chúng trở lại bồn tắm. Trong khi làm điều này, chính phủ chi
tiêu nhiều hơn số tiền thu được từ thuế (tương tự khi ai đó vay tiền từ ngân
hàng để mua một chiếc xe hơi và do đó chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm
được). Chính phủ quản lý một khoản “thâm hụt ngân sách”. Sau đó, khi nền
kinh tế tăng trưởng và nhiều người đang làm việc và kiếm tiền hơn, chính
phủ thu số tiền thuế lớn hơn và thâm hụt biến mất.

Một cách khác là cắt giảm thuế - chính sách của Kennedy. Nó làm điều

tương tự bằng cách đặt thêm đô la vào tay của người tiêu dùng. Mặc dù
người tiêu dùng tiết kiệm một vài đô la, họ cũng mua nhiều thứ, điều này
thúc đẩy chi tiêu trong nền kinh tế. Trong bài phát biểu trên truyền hình của
mình, Johnson tưởng tượng điều xảy ra với những đồng đô la. Thay vì chảy
vào Kho bạc của chính phủ, chúng sẽ được ai đó dùng để mua thực phẩm tại
cửa hàng. Cửa hàng sử dụng chúng để thanh toán cho nhà cung cấp sữa của
mình. Nhà cung cấp sữa trả tiền cho một trong số những nhân viên kế toán
của họ. Cô kế toán dành tiền đó để mua vé xem phim, v.v. Một đồng đô la
chi tiêu ban đầu, cho dù được tạo ra bởi việc cắt giảm thuế để đặt thêm tiền
vào tay người tiêu dùng hay do chính phủ chi tiêu chính đồng đô la ấy, chảy
qua nền kinh tế, tạo ra chi tiêu mới giá trị nhiều hơn một đô la. Hiệu ứng chi
tiêu đó được gọi là “số nhân”: tác động cuối cùng đến nền kinh tế là giá trị
được nhân lên của mức tăng chi tiêu hoặc cắt giảm thuế ban đầu. Chẳng bao
lâu sau, các công ty bắt đầu sản xuất nhiều hơn và thuê thêm công nhân mới.
Nền kinh tế bắt đầu chuyển động trở lại.

Các nhà kinh tế học gọi bất kỳ chính sách nào liên quan đến chi tiêu

của chính phủ và đánh thuế là chính sách “tài khóa” (fiscal). Ở thời đế chế
La Mã cổ đại, fiscus là rương kho báu của hoàng đế, vì vậy chính sách tài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.