LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 58

Saint-Simon nghĩ rằng xã hội nên được cai trị bởi những người tài

năng, không phải bởi các hoàng thân và công tước. Mọi người nên cho phép
những người ngang hàng với họ bộc lộ tài năng và phát triển tốt nhất có thể.
Sẽ có những sự khác biệt giữa mọi người, nhưng đó là vì sự khác biệt về khả
năng chứ không phải sự khác biệt về xuất thân. Con người sẽ không còn bóc
lột lẫn nhau nữa. Thay vào đó, họ khai thác thiên nhiên cùng nhau, sử dụng
các nguyên tắc khoa học để làm giàu cho xã hội. Đứng đầu sẽ là các nhà
khoa học và các nhà công nghiệp, những người chỉ đạo nền kinh tế như một
công xưởng tầm quốc gia duy nhất. Dưới họ là các công nhân sẽ hành động
cùng nhau trong tinh thần hợp tác. Nhà nước sẽ tạo ra một xã hội công
nghiệp nhân đạo và thoát khỏi đói nghèo.

Vào cuối đời, Saint-Simon đã xuất bản cuốn sách Tân Ki tô giáo (The

New Christianity), biến tầm nhìn của ông thành một tôn giáo trong thời đại
công nghiệp. Sau khi ông qua đời, những người đi theo ông thành lập các
nhà thờ. Họ mặc quần trắng, áo gi lê màu đỏ và áo dài màu xanh: màu trắng
tượng trưng cho tình yêu, màu đỏ cho lao động và màu xanh cho đức tin. Họ
chế ra một chiếc áo gi lê được làm theo cách khiến nó chỉ có thể mặc được
với sự giúp đỡ của người khác, để tượng trưng cho mối liên hệ bằng hữu
giữa người với người. Không có gì đáng ngạc nhiên khi những người Paris
tò mò thường ghé thăm nơi ẩn dật của những người đi theo Saint-Simon để
nhìn chòng chọc vào họ.

Fourier, Owen và Saint-Simon tin rằng thị trường và cạnh tranh không

phải là con đường dẫn đến một xã hội tốt. Đó là lý do tại sao đôi khi họ
được cho là những nhà phát minh ra chủ nghĩa xã hội, một lựa chọn thay thế
cho chủ nghĩa tư bản đã được một số quốc gia thử nghiệm trong nhiều thế
kỷ sau đó. Dưới chủ nghĩa xã hội, tài nguyên không thuộc sở hữu của cá
nhân như là tài sản riêng của họ. Thay vào đó, chúng được mọi người chia
sẻ để họ đều có một tiêu chuẩn sống tương tự nhau. Tuy nhiên, trên thực tế,
những nhà tư tưởng này có một mớ ý tưởng hỗn độn, không phải tất cả
những ý tưởng đó chúng ta ngày nay đều sẽ nghĩ tới như một phần của chủ
nghĩa xã hội. Ví dụ, một số người trong số họ nghĩ rằng tài sản tư nhân là ổn
nếu nó không dẫn đến sự khác biệt lớn giữa mọi người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.