LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 69

tế học. Ông trở về nhà mang theo hàng đống giấy ghi chú và thức suốt đêm
để viết, hút xì gà hết điếu này đến điếu khác, đồ chơi của các con và những
mảnh đồ đạc vỡ vương vãi xung quanh. Việc viết lách thường gây ra cho
ông khá nhiều đau đớn vì ông bị bệnh hậu bối

*

, những mụn nhọt kinh khủng

mà ông đang cố gắng điều trị bằng cách sử dụng asen. Cuối cùng, vào cuối
những năm 1860 - khoảng hai mươi năm sau khi ông bắt đầu - ông đã hoàn
thành tập một của quyển sách của mình, tuy phải hy sinh sức khỏe, hạnh
phúc và gia đình mình. Ông viết những trang cuối cùng trong khi đứng lên
bàn làm việc vì những cái nhọt đã viêm nhiễm quá nặng. Khi viết xong, ông
nói, “Tôi hy vọng giai cấp tư sản sẽ nhớ đến bệnh hậu bối của tôi cho tới lúc
chết”.

Những nhà tư tưởng không tưởng mà chúng ta đã gặp ở các chương

trước nói rằng chủ nghĩa tư bản đầu độc xã hội loài người. Giống như họ,
Marx tin rằng một xã hội mới là cần thiết để mọi người thực sự phát triển,
nhưng ông cho rằng những người không tưởng là kẻ ngốc khi nghĩ rằng lòng
tốt của con người sẽ mang lại điều ấy. Thay vào đó, Marx tin rằng bản thân
chủ nghĩa tư bản đã chứa mầm mống của một xã hội mới. Ông nói rằng lịch
sử mở ra theo một loạt các hệ thống kinh tế. Trước chủ nghĩa tư bản, nền
kinh tế bị chi phối bởi truyền thống phong kiến. Không có nhà tư bản nào sở
hữu nhà máy, chỉ là những thợ thủ công nhỏ, nông dân tá điền và quý tộc.
Chủ nghĩa tư bản nổi lên khi những người có quyền lực chiếm lĩnh đất đai
và thành lập các nhà máy, và nông dân cùng thợ thủ công trở thành công
nhân nhận lương từ các nhà tư bản. Cuối cùng đến lượt chủ nghĩa tư bản bị
thay thế; điều này xảy ra vì cái cách mà các nhà tư bản kiếm lợi nhuận.

Các nhà tư bản mua nguyên liệu thô (vải, nút áo, chỉ) để sản xuất ra

một loại hàng hóa (áo sơ mi) để bán và thu lại lợi nhuận. Lợi nhuận đến từ
đâu? Để hiểu điều này, bạn cần xem giá trị kinh tế đến từ đâu. Giống như
Adam Smith và David Ricardo, Marx nói rằng giá trị của hàng hóa là hàm
lượng lao động được sử dụng để tạo ra nó. Điều này được gọi là “lý thuyết
giá trị lao động”. Nếu một chiếc áo sơ mi mất ba mươi phút lao động để tạo
ra, thì nó có giá trị tương đương với hàm lượng lao động đó. Giống như
Smith và Ricardo, Marx cũng tin rằng những người lao động kiếm được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.