Mỗi quả phi đạn đã tắt ra-đa truy tìm của nó trong giai đoạn này của hành
trình, chỉ bay theo một đường bay đã được lập trình, lâu lâu lại được điều
chỉnh nhờ tín hiệu định vị từ nhóm vệ tinh Beidou, phiên bản GPS của Trung
quốc đã triển khai.
Các quả phi đạn đang bay một cách mù lòa, nhưng nhìn từ chính diện, tiết
diện ra-đa của chúng khá nhỏ. Thêm vào đó là việc chúng không phát ra tín
hiệu nào và lộ tuyến sát mặt nước khiến chúng khó bị phát hiện và theo dõi.
Tuy nhiên tất cả sẽ thay đổi trong vòng vài phần ngàn giây tới đây, khi mà
chúng cùng lúc bật hết mức ra-đa truy lùng mục tiêu. Khi ấy, cả 40 quả phi
đạn sẽ lập tức hiện rõ trên cảm biến của chiến hạm và máy bay Mỹ, tuy nhiên
chúng sẽ bù đắp việc bị lộ diện bằng cách tăng tốc lên Mach 2.2 cho giai
đoạn cuối của cuộc tấn công.
Phát ‘nhảy vọt’ siêu âm này chỉ chừa vài giây cho các phương tiện đánh
chặn của đối phương nhận diện nguy cơ và phản ứng lại. Trên lý thuyết,
khoảng thời gian để mục tiêu (chiến hạm) khai hỏa chống cự sẽ quá ngắn để
có thể sử dụng hữu hiệu.
Lý thuyết này sắp được đem ra nghiệm chứng.
USS Towers:
Màn kịch diễn ra trên màn hình tác chiến thành hai cảnh, cách biệt bởi cả
thời gian lẫn không gian. Phía tây nam, Cảnh Một đã gần như kết thúc rồi. Né
tránh thế nào đi nữa thì các quả tên lửa SM-3 được chiến hạm phóng đi cũng
vẫn đánh tan đám Bogies đang tới gần. Giờ phút này thì Bowie đã biết chắc
rằng chúng chỉ là mồi nhử mà thôi.
Cảnh Hai đang diễn ra phía đông. Bốn mươi phù hiệu phi đạn đã xuất hiện
và đang tiếp cận chiếc Midway với một tốc độ khó tin.
Hai phi tuần đang được điều đến để ngăn chặn nhóm Viper này, nhưng
cũng như mọi người khác trong biên đội, họ đã bị lừa cho dời chú ý đến nơi
khác. Cho dù đã bật buồng đốt hai, đợi đến khi các chiếc tiêm kích F/A-18
bay đến vị trí thì cuộc chạm trán đã kết thúc rồi.
Chiếc Midway cũng có lực lượng phòng không của chính nó: hai ụ phóng
tên lửa ‘xoáy’ Rolling Airframe Missile
, ba giàn phóng tên lửa Sea
Sparrow
và bốn khẩu CIWS, loại súng Gatling 20 mm thường được gọi là