nghĩ: tôi không “bán tủ sắt” nữa, mà sẽ “bán giải pháp lưu trữ hồ sơ văn
phòng”. Từ đó, ông và đồng sự tiến hành nghiên cứu để tạo ra những cái tủ
sao cho có thể chống được mối, mọt, chống thấm, ngăn tủ này thì có khóa
kiên cố để đựng hồ sơ quan trọng, ngăn tủ khác thì không cần khóa để dễ
kéo ra kéo vào... Ông cũng chịu khó đi đến các văn phòng để nghiên cứu
màu sơn, thay đổi kích cỡ, kiểu dáng... Thế là sản phẩm của ông còn thêm
tính năng làm đẹp cho cả văn phòng của các công ty. Chỉ sau một thời gian
ngắn, cơ sở của ông đã lột xác và phát triển rất nhanh.
Như vậy, doanh nghiệp lớn hay nhỏ tùy thuộc vào vấn đề xã hội mà họ giải
quyết được. Bà chủ tạp hóa của khu phố nọ cùng Sam Walton (ông chủ tập
đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart) đều giải quyết vấn đề mua sắm của
xã hội thông qua việc mở cửa hàng bán lẻ. Họ chỉ khác nhau về phạm vi: xã
hội của bà chủ tiệm tạp hóa là một khu phố, còn xã hội của Sam mang tầm
cỡ thế giới.
Điều xã hội quan tâm không phải là doanh nghiệp đó kiếm được bao nhiêu
mà là họ đã mang lại gì cho cộng đồng. Chẳng hạn, trong khi tỉ phú Nhật,
Toyoda (“cha đẻ” của Toyota), với tinh thần ái quốc được người Nhật xem
như anh hùng dân tộc thì tỉ phú Nga, Khodorkovsky (ông chủ của Yukos),
ông ta là ai trong mắt dân Nga thì chỉ người Nga mới thấu rõ. Sự khác
nhau này có lẽ do cách thức kiếm tiền của họ.
Nghề kinh doanh, xưa nay vẫn thường bị hiểu chỉ như là nghề “kiếm tiền”.
Nhưng thực chất, không hề có nghề kiếm tiền, bởi nghề nào thì cũng kiếm
tiền cả. Chẳng hạn, luật sư kiếm tiền bằng việc hành nghề luật, bác sĩ kiếm
tiền bằng cách chữa bệnh cứu người... Và doanh nhân, người hành nghề
kinh doanh, cũng kiếm tiền bằng cách lãnh đạo một doanh nghiệp và thông
qua doanh nghiệp đó để giải quyết vấn đề hay đáp ứng nhu cầu nào đó của
xã hội. Nhưng điều khác biệt của nghề kinh doanh là trong quá trình hành
nghề của mình doanh nhân không hành động một cách đơn lẻ mà biết kiến
tạo ra các chuỗi giá trị. Cụ thể hơn, họ nắm lấy một doanh nghiệp và tập