hợp bên mình nhiều thành viên để cùng cộng hưởng lại nhằm hình thành
một sức mạnh tổng lực, từ đó tạo ra nhiều giá trị hơn cho xã hội. Đó cũng
chính là lý do mà nghề kinh doanh thường kiếm được nhiều tiền hơn so với
những nghề khác và vẫn được cộng đồng xã hội ủng hộ.
Nghiên cứu 25 huyền thoại doanh nhân thế giới cho thấy, dù có quá nhiều
sự khác biệt nhưng họ đều có chung một tư tưởng chủ đạo: “Kinh doanh là
phụng sự xã hội”. Hay nói một cách đầy đủ hơn, “Kinh doanh là kiếm tiền
bằng cách phụng sự xã hội, bằng cách dùng sản phẩm hay dịch vụ như là
phương tiện để giải quyết những vấn đề của xã hội và làm cho cuộc sống
trở nên tốt đẹp hơn”.
Cái “đạo” kinh doanh này đã được họ quán triệt ngay từ buổi đầu khởi
nghiệp đầy gian khó cho tới lúc thành công. Và sự thật này cũng chính là lý
do giúp họ kiếm tiền nhanh nhất, nhiều nhất, bền nhất, còn bản thân họ thì
được xã hội tôn vinh, nể trọng, và rồi họ đi vào lịch sử kinh doanh thế giới
như những huyền thoại, doanh nghiệp của họ cũng vĩ đại và trường tồn.
Như vậy, với một tâm thế luôn hướng về cộng đồng, luôn khát khao làm cho
xã hội quanh mình (có thể nhỏ gọn trong một ngôi làng hoặc rộng lớn bằng
cả một hệ mặt trời) tốt đẹp hơn, chính họ, những doanh nhân (dù lớn hay
nhỏ, dù “Tây” hay “Ta”, dù “cổ” hay “kim”) luôn được xã hội tôn vinh
không phải vì số của cải khổng lồ họ kiếm được, mà vì những đóng góp vô
giá của họ vào sự đổi thay của thế giới này.
Rồi quá trình định hình của “văn hóa doanh nhân Việt Nam”
Song song với những doanh nhân lẫy lừng của thế giới, điều khác biệt ở bộ
sách này là chúng tôi đã khởi sự hành trình tìm kiếm những “huyền thoại
doanh nhân Việt Nam” để, như một cố gắng, “định vị” xem ông cha ta ngày
xưa đã khởi sự kinh doanh như thế nào. Và thật bất ngờ, trong lịch sử Việt
Nam đã từng có những Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà,