LƯƠNG VĂN CAN - XÂY DỰNG ĐẠO KINH DOANH CHO NGƯỜI VIỆT - Trang 14

Và chắc có lẽ bạn đọc cũng chưa quên cái khoảnh khắc mà Luật công ty
năm 1990 ra đời với quan điểm người dân chỉ được làm những gì mà pháp
luật
cho phép. Đến đúng 10 năm sau, Luật doanh nghiệp năm 2000 quy
định lại: Người dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm.

Nghề doanh nhân đã bước sang một giai đoạn mới trong lịch sử kinh
thương của nước nhà. Và thật sự, chúng ta cũng không thể quên thời khắc
Thủ tướng chính phủ ra quyết định chọn ngày 13 tháng 10 hằng năm là
Ngày doanh nhân Việt Nam”; và không thể quên những hàng tin chạy dài
trên trang nhất tất cả các báo: “Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X: Đảng
viên được làm kinh tế tư nhân
”.

Chúng ta tìm thấy gì trong những mốc son ấy? Đó chính là những bước
ngoặt góp phần vào sự định hình mỗi ngày một rõ nét hơn của văn hóa
doanh nhân Việt Nam.

Song cũng qua chính những mốc son ấy, chúng ta biết được rằng, “văn hóa
doanh nhân Việt Nam” (còn gọi là “văn hóa kinh doanh Việt Nam” hay
“Văn hóa của giới doanh nhân Việt Nam”) đang trong quá trình được định
hình. Tuy nhiên, để có được một “văn hóa” như mong muốn thì trước hết
cần phải có “tư tưởng”, đồng thời phải xác định được những “yếu tố hình
thành”
văn hóa cho giới doanh nhân của ta.

Và bằng những nghiên cứu của mình trong thời gian qua, chúng tôi nhận
thấy rằng, để giải quyết vấn đề “tư tưởng” thì ta phải xác định rõ “doanh
nhân là ai?” và “kinh doanh là gì?”. Và lời đáp sâu xa của hai câu hỏi này
nằm ở cái “đạo” của nghề kinh doanh, hay còn gọi là “đạo kinh doanh”.

Đọc lại cuộc đời và sự nghiệp của cụ Lương Văn Can, không ít người tự
hỏi: Cái “thương đạo” (hay gọi là “đạo kinh doanh”) mà cụ vẫn hay nhắc
đến thực ra là gì?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.