LƯƠNG VĂN CAN - XÂY DỰNG ĐẠO KINH DOANH CHO NGƯỜI VIỆT - Trang 16

chung” với doanh nhân thế giới trong môi trường kinh doanh toàn cầu
nhiều thay đổi);

(2) Chiều dài lịch sử của nghề kinh doanh, buôn bán của Việt Nam (vì “văn
hóa” vốn dĩ ít nhiều có tính “di truyền” và kế thừa, kể cả mặt tích cực lẫn
mặt tiêu cực cho bối cảnh hiện nay. Do vậy, ngoài các dự án nghiên cứu,
trong tương lai, cũng có thể sẽ có sự xuất hiện của phòng truyền thống, nhà
truyền thống hay bảo tàng doanh nhân Việt Nam, nhằm góp phần gìn giữ và
phát huy những giá trị, những truyền thống kinh doanh cao đẹp mà cha ông
chúng ta đã để lại);

(3) Quan điểm của Đảng và Nhà Nước Việt Nam về doanh nhân và kinh
doanh (vì quan điểm của lãnh đạo quốc gia đối với một giới nào đó trong
xã hội đều có ảnh hưởng lớn đến văn hóa của giới này trong xã hội hay
trong quốc gia đó);

(4) Sự chi phối của văn hóa dân tộc Việt Nam (vì doanh nhân Việt Nam
cũng là một nhóm công dân Việt Nam và cũng là một bộ phận trong cộng
đồng Việt Nam);

(5) Hoạt động thực chất của các hiệp hội, các hội, các câu lạc bộ doanh
nhân, doanh nghiệp (vì trong các nhiệm vụ của mỗi tổ chức doanh nhân sẽ
có một nhiệm vụ đối ngoại quan trọng đó là góp phần xây dựng uy tín và
hình ảnh của giới doanh nhân trong cộng đồng xã hội);

(6) Vai trò của các tổ chức giáo dục và đào tạo kinh doanh trên cả nước (vì
bất kỳ nghề nào cũng phải học “đạo” trước khi học nghề);

(7) Vai trò của các cơ quan chính quyền, các tổ chức phi chính phủ có liên
quan tới hoạt động của doanh nhân và doanh nghiệp (như VCCI, ITPC, cơ
quan cấp phép, cơ quan thuế...);

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.