buôn vốn bị triều đình phong kiến xem thường thì nay các nhà nho đã cổ
súy, hô hào mọi người tham gia vào việc buôn bán. Bản thân họ cũng không
ít người từ bỏ quan trường để làm những nhà buôn, như một tấm gương
sáng cho thương giới.
***
Một trong những tên tuổi đã góp công sức không nhỏ vào sự hình thành và
phát triển của nghề kinh doanh trong buổi đầu trứng nước đó là Lương Văn
Can. Hậu thế nhắc tới cụ như nhắc tới một chí sĩ yêu nước, một nhà giáo
dục lớn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, với những đóng góp rất qu ý báu cho
phong trào Duy tân qua việc mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngoài ra,
cụ còn là một nhà nho tham gia vào việc kinh doanh buôn bán và dùng số
tiền kiếm được để đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc. Xuất thân là
một nho học, từng đỗ đạt dưới triều Nguyễn, song cụ đã tự học hỏi, tự đổi
mới mình để thoát khỏi thế hệ nhà nho đương thời - môt thế hệ nhà nho phi
thực tế - trở thành những người có tư tưởng tiến bộ và sau đó đã đem những
kiến thức mới đó phổ cập cho công chúng.
Trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển thương giới Việt, Lương Văn
Can được coi như một người thầy khi cụ đã dồn tâm sức nghiên cứu và viết
sách dạy buôn bán. Bên cạnh đó, với những kiến thức và kinh nghiệm có
được từ thương trường, cụ đã đúc kết những chân l í môt cái Đạo cho giới -
kinh doanh. Cả cuộc đời cụ là sự minh chứng cho Đạo kinh doanh mà cụ đã
gây dựng cho thương giới: kinh doanh là phụng sự tổ quốc, hay nói xa hơn,
kinh doanh là phụng sự xã hội.
Ngày nay, khi bước vào một thế giới toàn cầu hóa sâu rộng, nhìn lại thế hệ
doanh nhân đi trước, hậu sinh có thể tự hào rằng doanh nhân Việt đã từng
có một thời đầy oanh liệt. Họ không chỉ là những tấm gương, mà còn là cái
Gốc.