quên, bạn lại giở sổ ra để nhắc nhở mình. Tùy từng trường hợp mà bạn có cách cải thiện trí
nhớ riêng.
Bài tập
A. Nếu trí não bạn đang bị quấy rầy bởi những suy nghĩ tiêu cực thì nó sẽ không dễ dàng
chấp nhận 10 gợi ý trên. Vì vậy đừng vội ép buộc bản thân thay đổi nhanh chóng.
Hãy thư giãn, để trí óc bạn trở về trạng thái “trời yên bể lặng”. Thư giãn sẽ giúp loại bỏ
những tác nhân cản trở bạn tiếp nhận cái mới. Theo đó những thông tin mới nhẹ nhàng đi
vào và lưu giữ trong bộ não lúc nào không hay.
Để đưa tâm trí trở về trạng thái tĩnh lặng, hãy từ từ nhắm mắt lại, nhẹ nhàng ngừng suy
nghĩ về hiện tại, để trí não trống rỗng hoặc tưởng tượng bạn đang nằm trên đồng cỏ xanh
rờn… Giờ hãy hít vào thật sâu, giữ yên trong 10 giây rồi từ từ thở ra, đồng thời nói “thư
giãn”. Lặp lại cho đến khi tâm trí bạn bình lặng. Bây giờ, hãy nghĩ đến 10 gợi ý ở trên và lặp
lại chúng cho đến khi trí não bạn chấp nhận chúng. Từ từ mở mắt ra và quay về thực tại. Với
cách này, bạn sẽ thay đổi triệt để niềm tin của mình.
Tiếp tục bài tập này ít nhất mỗi ngày một lần trong 60 ngày liên tiếp. Thời gian tốt nhất để
luyện tập là sáng sớm. Bạn có thể kết hợp nó với bài tập thể dục của mình. Sáng sớm là
khoảng thời gian trí não bạn được làm mới. Bạn sẽ dễ dàng tập trung tinh thần, loại bỏ các
tác nhân quấy rối để hoàn thành bài tập.
B. Sự lạc quan và niềm tin mạnh mẽ là nguồn sống cho trí nhớ. Chúng giúp bạn luôn yêu
đời, tiếp nhận thông tin nhanh chóng, dễ dàng. Hãy tạo ra cho mình niềm tin vào công việc,
học tập và cuộc sống bằng những bài tập nhỏ sau:
1. Mỗi ngày trước khi đi ngủ, dành một vài phút để tĩnh tâm suy nghĩ những điều mình đã
làm trong ngày. Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, buồn bã. Ghi ra giấy những niềm tin, mong
ước, hy vọng về công việc, học tập hay cuộc sống rồi đặt lên bàn học nơi bạn dễ thấy nhất
khi tỉnh dậy.
2. Trước mỗi sự việc bạn “lỡ quên”, đừng vội áp đặt tâm lý mặc cảm mà hãy đặt quyết tâm:
“Chỉ được phép quên lần này thôi! Lần sau buộc phải nhớ.”
3. Mỗi lần trò chuyện với nhóm bạn hay người khác, đừng vội chấp nhận ý kiến của số đông
mà hãy bảo vệ ý kiến của mình. Phải tự tin vào khả năng ghi nhớ của mình. Không phải lúc
nào số đông cũng đúng. Dù đúng hay sai, trí nhớ của bạn cũng sẽ gia tăng.
4. Ghi ra giấy những điểm mạnh, điểm yếu về bản thân (theo cảm nhận của bạn). Phân tích
nguyên nhân của những điểm yếu ấy theo nhìn nhận trước đây vào một cột. Thử đưa ra ví
33