LUYỆN TRÍ NHỚ - CÁI THIỆN TRÍ NHỚ CHỈ TRONG 7 NGÀY - Trang 44

Trong cuộc sống, bạn cũng sử dụng trí tưởng tượng để vẽ nên những bức tranh, hình ảnh về
các sự vật hiện tượng trong trí não. Khi bạn nghĩ về món gà quay, ngay lập tức hình ảnh một
chú gà vàng ươm, béo ngậy kèm theo chén nước chấm dậy mùi cay nồng hiện ra trong trí
não bạn.

Kỹ thuật tưởng tượng có sức mạnh to lớn giúp bạn ghi nhớ các sự vật hiện tượng nhanh
chóng và dễ dàng. Bạn “chụp ảnh” các thông tin muốn ghi nhớ và sau đó tham khảo những
hình ảnh này để gợi nhớ những chi tiết quan trọng.
Thực tế, tất cả các phương pháp và kỹ thuật ghi nhớ đều dựa trên nền tảng liên tưởng và
tưởng tượng. Nói một cách khác, nếu muốn ghi nhớ bất cứ điều gì, bạn phải liên tưởng
chúng với những gì bạn đã biết. Và tưởng tượng là công cụ để bạn thực hiện điều đó.
Nhưng trước tiên bạn cần phải rèn luyện cho mình một kỹ năng quan sát tốt. Nó sẽ giúp bạn
tập trung vào các chi tiết chính của sự vật hiện tượng để liên tưởng chúng với những gì
quen thuộc trong trí não của bạn.
Quan sát hình ảnh
Bạn tham gia một buổi tiệc sinh nhật. Trong lúc đang trò chuyện cùng bạn bè thì một người
đến gần và hỏi: “Trông cậu quen thế. Mình gặp cậu ở đâu rồi thì phải!”
Tại sao người đó không nói: “Tên cậu quen quá. Mình nhớ đã thấy tên cậu ở đâu rồi thì
phải!” Tại sao tất cả mọi người khi gặp người mình có cảm giác quen thuộc đều nói “trông
mặt quen quen” mà không phải là “tên quen quen”?
Thực tế, bộ não của chúng ta xử lý hình ảnh chính xác và nhanh chóng hơn so với các hình
thức khác. Chính vì vậy, hình ảnh về thông tin sự vật sẽ đập vào mắt chúng ta đầu tiên, sau
đó chuyển đến não bộ và các giác quan khác để xử lý thông tin.
Khi bạn gặp ai đó, khuôn mặt, cử chỉ của họ sẽ được lưu trữ vào tâm trí bạn, nhiều khi là vô
thức. Và khi gặp lại họ, bạn có cảm giác quen thuộc.
Tuy nhiên, không phải lúc nào trí não bạn cũng bắt kịp các hình ảnh cần nhớ. Nắm bắt hình
ảnh sự vật, sự việc càng rõ ràng, bạn càng dễ ghi nhớ và tái hiện chúng mỗi khi cần.
Chẳng hạn, bạn tham dự một lớp học về Quảng cáo, tất cả bài giảng đều được trình bày bằng
PowerPoint. Muốn ghi nhớ tốt bài giảng, bạn cần phải “tai nghe, mắt nhìn, tay ghi”. Hay nói
cách khác, bạn vừa nghe giảng vừa theo dõi các kiến thức được hình ảnh hóa hiện trên màn
chiếu. Càng quan sát tốt hình ảnh, bạn càng hiểu bài và ghi nhớ thông tin tốt hơn.

Bài tập

43

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.