1. Lấy một trang giấy trắng (cỡ giấy A4), ghi lần lượt các số tự nhiên từ 1 đến 100 vào
những vị trí bất kỳ trên mảnh giấy. Trong vòng 3 phút thử tìm theo thứ tự 100 số đó bằng
cách khoanh tròn (nghĩa là bạn phải tìm ra số 1 trước khi tìm ra số 2).
Cũng trò chơi trên nhưng chơi với nhiều người. Các bạn thi xem ai tìm được nhiều số hơn.
Sau đó nâng lên thành 200, 300 số …
2. Cho dãy số sau, trong vòng 1 phút, hãy tìm số không theo quy luật:
0123456789101112131415161718192021222324252627282930313233343536373839
40414243444454647484950515253545556575859 60.
3. Tìm các từ sau trong bảng dưới đây: MINDMAP, MEMORY, IMAGE, ATTEND, PISE,
REPEAT, WORD, MUSIC, THINK, TRACT, POSITIVELY, ACRONYM, GORSY, TYPIC, PECK,
APPLE, NOTE, TEST, WRAP, RAMP, PASS, GONE, EVENT
Giai điệu, vần điệu
Chúng ta thường có xu hướng nhớ giai điệu các bài hát, câu thơ nhanh hơn là trích dẫn một
đoạn văn xuôi, hay một định lý, định luật hay khái niệm khoa học. Bộ não chúng ta có xu
hướng “thích” nghe các thông tin kèm vần điệu hoặc nhịp điệu hơn là những thông tin
truyền đạt thông thường.
Lấy ví dụ: Hai giáo viên cùng khoa, cùng trường nhưng tại sao trong mắt học trò một người
được mệnh danh là “giáo sư ru ngủ” , còn một người có khả năng “thôi miên” và khiến các
học sinh say mê nghe giảng. Sự khác biệt của họ không phải ở kiến thức, nội dung bài giảng
mà ở phương pháp truyền đạt. Sức cuốn hút của người thầy “thôi miên” nằm ở các điểm
nhấn nhá, sự trầm bổng của giọng nói, những khoảng ngắt nhịp, giao tiếp bằng ánh mắt,
ngôn từ với học trò,... Chính phương pháp này mang đến cho các học trò một bức tranh sinh
động về bài giảng bởi giai điệu, âm thanh hoặc vần điệu luôn giúp trí não tiếp nhận thông
tin, kích hoạt các dòng ký ức nhanh chóng và dễ dàng.
44