LÝ CHIÊU HOÀNG - MỘT ĐỜI SÓNG GIÓ - Trang 44

LÝ CHIÊU HOÀNG - MỘT ĐỜI SÓNG GIÓ

LÝ CHIÊU HOÀNG - MỘT ĐỜI SÓNG GIÓ

Lê Thái Dũng

Lê Thái Dũng

www.dtv-ebook.com

www.dtv-ebook.com

2. Đền Yên Thành

2. Đền Yên Thành

Đền Yên Thành xưa nằm trên đất của một trong 8 làng thuộc tổng Yên

Thành, huyện Vĩnh Thuận, kinh đô Thăng Long thời Lê (nay đền mang số
nhà 28 phố Phan Huy ích, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà
Nội).

Đền Yên Thành vốn là đình, được người dân trong vùng xây dựng làm

nơi phụng thờ vua Bà Lý Chiêu Hoàng vào khoảng cuối thời Lê và đã được
trùng tu nhỉều lần. Tại đền sau này còn có thêm ban thờ Mẫu.

Ngôi đền được xây dựng trên một diện tích hẹp, quy mô kiến trúc vừa

phải, quay hướng Đông, không có sân, kết cấu kiểu chữ "Đinh" gồm nhà
tiền tế và hậu cung. Tòa tiền tế gồm có ba gian hai chái xây kiểu tường hồi
bít đốc, mái lợp ngói ta, hai đốc mái có đắp nổi hình rồng, miệng ngậm bờ
nóc, đuôi xoắn. Vì kèo đỡ mái làm theo kiểu "giá chiêng hạ kẻ, bẩy hiên".
Mái chia "thượng tam - hạ tứ" (trên ba, dưới bốn) đặt trên hệ thống cột làm
theo dáng "thượng thu, hạ thách" đứng trên các chân tảng đá xanh hình
tròn. Hậu cung có ba gian chạy dọc về phía sau, một đầu nối với tiền tế tạo
thành hình chữ "đinh" và được chia làm hai cung, gian ngoài rộng đặt ban
thờ 8 vua triều Lý, hai gian cung cấm thờ Lý Chiêu Hoàng ngồi trong khám
và hai thị nữ hầu vua bà... Tòa cung cấm có tường bao ngăn cách, mở hai
cửa bức bàn ở giữa, hai cửa nhỏ hai bên làm làm lối ra vào cung. Trang trí
trên kiến trúc của đền tập trung vào bốn đầu bẩy, hiên tiền tế được trang trí
chạm nổi hình Rồng; diềm mái phía trước nhà tiền tế được trang trí hình hổ
phù, hoa lá chữ triện...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.