LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 179

Chương 14

LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ LÃI SUẤT

L

ý thuyết cổ điển về lãi suất là gì? Đó là những gì mà tất cả chúng ta từng học và chấp nhận không chút

đắn đo cho tới thời gian gần đây. Thế nhưng tôi thấy khó có thể phát biểu lý thuyết đó một cách chính xác hoặc
tìm được một bài viết rõ ràng về nó trong các luận trình chủ đạo của từng phái cổ điển hiện đại

(1)

.

Song, có điều khá rõ ràng là lý thuyết cổ truyền này đã coi lãi suất là nhân tố tạo ra sự cân bằng giữa nhu cầu

đầu tư và ý muốn tiết kiệm. Đầu tư thể hiện cầu về nguồn lực có thể đầu tư và tiết kiệm thể hiện lượng cung, trong
khi lãi suất là cái “giá” của nguồn lực có thể đầu tư, và ở mức giá này lượng cầu và lượng cung bằng nhau. Đúng
như giá của một mặt hàng nhất định được xác lập ở mức tại đó lượng cầu và lượng cung đối với mặt hàng đó bằng
nhau, lãi suất dưới tác động của các tác động thị trường cũng sẽ dừng lại ở mức tại đó lượng đầu tư với lãi suất đó
bằng lượng tiết kiệm với lãi suất đó.

Điều trên đây không được thấy trình bày rõ ràng trong “Principles” (những nguyên lý) của Marshall. Thế

nhưng lý thuyết của ông ta dường như là như vậy, và đó là những gì tôi dã được học và những gì tôi đã dạy cho
những người khác trong nhiều năm. Để ví dụ, hãy trích đoạn sau đây trong những nguyên lý của ông ta: “Là giá
phải trả cho việc sử dụng vốn trên bất kỳ thị trường nào, lãi suất thường hướng tới một mức cân bằng sao cho tổng
cầu về vốn trên thị trường đó, với lãi suất bằng tổng số vốn được cung ứng với lãi suất đó”

(2)

. Hoặc nữa là, trong

cuốn sách của mình “Nature and Necessity of Interest” (“Bản chất của sự cần thiết của lãi suất”) giáo sư Cassel
giải thích rằng đầu tư tạo nên “lượng cung về tiết chế”), còn tiết kiệm tạo nên “lượng cung của tiết chế” trong lúc
đó lãi suất là cái giá được hiểu ngầm dùng để đánh bằng lượng cầu với lượng cung, mặc dù ở đây tôi cũng không
tìm ra được những từ đích thực để trích dẫn. Chương VI trong cuốn “Distribution of Wealth” (“Phân phối của
cải”) của giáo sư Carver, rõ ràng coi lãi suất là nhân tố làm nên mức bất thoả dụng biên của tiết chế (nhịn chi tiêu)
cân bằng với hiệu suất biên của vốn

(3)

. Ngài Alfred Flux (Economic Principles, tr.95) viết: “Nếu những lý lẽ trong

cách trình bày tổng quát của chúng ta là đúng thì phải công nhận rằng có sự điều chỉnh tự động giữa tiết kiệm và
cơ hội sử dụng vốn một cách có lợi… Tiền tiết kiệm sẽ không vượt quá được khả năng có ích của nó… chừng nào
lãi suất ròng còn lớn hơn không.” Giáo sư Taussig (những nguyên lý, Tập 2, trang 29) vẽ một đường cong về tiết
kiệm với một đường cầu biểu diễn “hiệu suất giảm dần cho một số phần vốn góp dần”, về trước đó (trang 20) ông
đã khẳng định rằng “lãi suất xác lập tại điểm tại đó hiệu suất biên của vốn vừa đủ để thể hiện phần biên của tiết
kiệm”

(4)

. Trong phụ lục I (tập III) của cuốn “Éléments d’économie pure” (“Những yếu tố kinh tế thuần tuý”) của

ông bàn về “trao đổi giữa tiết kiệm và vốn”, Walras lập luận rõ ràng là tương ứng với mỗi lãi suất khả dĩ sẽ có một
số tiền mà người tiết kiệm và cũng có một số tiền mà người ta đầu tư vào các tài sản vốn mới, hai chỉ tiêu này
thường xấp xỉ bằng nhau, và lãi suất là biến số làm cho chúng bằng nhau; do đó lãi suất được ổn định ở mức tại đó
số tiền tiết kiệm mà tượng trưng cho lượng cung ứng vốn mới bằng lương cầu về số vốn đó. Như vậy, ông này
chắc chắn là theo trường phái cổ điển.

Tất nhiên, một người bình thường (chủ ngân hàng, công thức hoặc nhà chính trị), được giáo dưỡng theo tinh

thần lý thuyết cổ truyền này, cũng như nhà kinh tế có học vấn đều nghĩ rằng hễ có một cá nhân thực hiện một hành
động tiết kiệm thì người đó đã làm một việc nghiễm nhiên là làm cho lãi suất giảm xuống và nghiễm nhiên khuyến
khích việc tạo vốn, và lãi suất chỉ giảm tới mức cần thiết để khuyến khích tạo vốn ở mức ngang với mức tiết kiệm
tăng thêm; và, tiếp nữa, đây là một quá trình điều chỉnh tự điều tiết không cần đến sự can thiệp đặc biệt hoặc sự
quan tâm đến tưng ly từng tí của cơ quan quản lý tiền tệ. Tương tự (và đây là một quan điểm còn phổ biến hơn,
ngay cả hiện nay) mỗi hoạt động đầu tư thêm nhất định sẽ làm tăng lãi suất, nếu hành động đó không được đối
trọng bởi sự thay đổi trong ý muốn tiết kiệm.

Giờ đây, khi phân tích những chương trước, chúng ta sẽ thấy rõ ràng rằng phần trình bày trên đây về vấn đề

này chắc là sai lầm. Song, khi truy tìm nguồn gốc, nguyên nhân của sự khác biệt về quan điểm, chúng ta hãy bắt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.