tư thay đổi, thu nhập cũng nhất thiết phải thay đổi đúng với mức cần thiết để làm cho lượng thay đổi về tiết kiệm
bằng lượng thay đổi về đầu tư.
Những lý thuyết mà cố ép cho lãi suất phụ thuộc vào “hiệu quả biên của vốn” cũng chẳng thành công gì hơn.
Đúng là trong tình trạng cân bằng lãi suất sẽ bằng hiệu quả biên của vốn, vì sẽ có lợi nếu tăng (hoặc giảm) quy mô
đầu tư hiện hành cho đến khi đạt tới điểm cân bằng. Nhưng nếu gò luận điểm đó thành một lý thuyết về lãi suất
hoặc từ đó suy ra lãi suất, thì đấy là một lập luận vòng vèo như Marshall đã phát hiện thấy sau khi ông đã đi được
nửa đường nghiên cứu lãi suất theo hướng này.
Vì “hiệu quả biên của vốn” một phần phụ thuộc vào quy mô đầu
tư hiện hành, và chúng ta hẳn là phải biết lãi suất trước khi có thể tính toán quy mô đó sẽ như thế nào. Kết luận
quan trọng là ở chỗ lượng đầu tư mới sẽ bị đẩy tới điểm tại đó hiệu quả biên của vốn sẽ bằng lãi suất là bao nhiêu,
mà là điểm mà lượng đầu tư mới sẽ bị đẩy tới đó khi biết trước lãi suất.
Bạn đọc sẽ dễ dàng hiểu vấn đề đang bàn ở đây là một vấn đề lý thuyết cơ bản nhất và có ý nghĩa thực tế rất
to lớn. Vì nguyên lý kinh tế, mà lời khuyên thực tế của các nhà kinh tế hầu như luôn luôn dựa vào đó, thực ra đã
giả thiết rằng (với các điều kiện khác như nhau) chi tiêu giảm sẽ có xu hướng làm giảm lãi suất, và đầu tư sẽ có xu
hướng nâng lãi suất lên. Nhưng nếu cái mà hai đại lượng này định đoạt không phải là lãi suất mà là tổng số người
có việc làm, thì quan điểm của chúng ta về cơ chế của hệ thống kinh tế sẽ thay đổi hoàn toàn. Việc suy giảm ý
muốn tiêu dùng sẽ được nhìn nhận một cách khác hẳn, nếu ý muốn có được coi như một nhân tố mà, với các điều
kiện khác như nhau, sẽ làm giảm số người có việc làm, chứ không phải như một nhân tố mà, với các điều kiện
khác như nhau, sẽ làm tăng đầu tư.
Xem phụ lục của chương này về phần tóm lược những gì chúng tôi đã sưu tầm được.