LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 182

cho nên lãi suất không đổi, thì đường Y

2

, mà cắt đường cầu mới về đầu tư chiếu theo đường thẳng đứng ở phía

dưới điểm nơi đường Y

1

đã cắt đường cầu cũ về đầu tư, sẽ là đường Y thích hợp, và Y’

2

sẽ là mức thu nhập mới.

Như vậy, những hàm số được dùng trong lý thuyết cổ điển cụ thể là quan hệ phụ thuộc giữa đầu tư và quan hệ

phụ thuộc giữa lượng tiền tiết kiệm từ một mức thu nhập nhất định với biến động về lãi suất, không cung cấp tư
liệu cho lý thuyết về lãi suất; nhưng có thể sử dụng các hàm số này để biết mức thu nhập sẽ là bao nhiêu, khi biết
được lãi suất từ một nguồn nào khác; và, nói cách khác, lãi suất sẽ phải là bao nhiêu, nếu phải duy trì mức thu
nhập ở một hạn mức nhất định (chẳng hạn ở mức tương ứng với khi có đầy đủ việc làm).

Sai lầm ở đây bắt nguồn từ việc coi lãi suất là khoản thù lao cho việc tiết chế (nhịn chi tiêu) thì đúng như

nghĩa đó, chứ không phải thù lao cho việc không tích trữ, giống như tỷ suất lợi tức từ các khoản cho vay hoặc đầu
tư có liên quan đến những mức độ rủi ro khác nhau, thường được coi là khoản thù lao không phải cho việc tiết ché
đúng với nghĩa đó, mà thù lao cho việc gánh chịu rủi ro khác nhau, thường được coi là khoản thù lao không phải
cho việc tiết chế đúng với nghĩa đó, mà thù lao cho việc gánh chịu rủi ro. Thực ra, không có ranh giới rõ ràng giữa
các khoản lợi tức này với cái gọi là lãi suất “ròng” vì tất cả những khoản này là thù lao cho việc gánh chịu rủi ro
bất trắc loại này hoặc loại khác. Chỉ khi nào tiền đơn thuần được sử dụng để giao dịch, chứ không bao giờ là
phương tiện lưu giữ giá trị, thì một lý thuyết khác có thể là thích hợp

(6)

.

Song, có hai điểm phổ biến mà ta có thể đã cảnh tỉnh trường phái cổ điển rằng có gì đó không ổn. Trước hết,

ít nhất là từ khi xuất bản “Nature and Necessity of Interest” của giáo sư Cassel, người ta đồng ý rằng không chắc
là số tiền tiết kiệm từ một khoản thu nhập nhất định nhất thiết phải tăng khi lãi suất tăng; trong khi đó không một
ai nghi ngờ rằng đường cầu về đầu tư giảm xuống theo đà tăng của lãi suất. Nhưng nếu các đường Y và các đường
X đều đi xuống khi lãi suất tăng, thì không thể đảm bảo rằng một đường Y nhất định nói chung sẽ cắt một đường
X nhất định tại một điểm nào đó. Điều đó nói lên rằng chỉ riêng đường X và đường Y thôi không thể xác định
được lãi suất.

Hai là, người ta giả thiết rằng khối lượng tiền tệ tăng có xu hướng làm giảm lãi suất, ít nhất là tại thời điểm

đầu và trong thời gian ngắn. Thế nhưng vẫn chưa giải thích được nguyên nhân tại sao khối lượng tiền tệ thay đổi
lại ảnh hưởng đến cả đường cầu về đầu tư cũng như ý muốn tiết kiệm từ một khoản thu nhập nhất định. Như vậy,
trong quyển một đề cập đến lý thuyết về giá trị, trường phái cổ điển đã đưa ra một lý thuyết lãi suất khác hẳn
những gì họ đưa ra trong quyển II bàn về lý thuyết tiền tệ. Họ dường như không day dứt về mâu thuẫn đó và, theo
chỗ tôi biết, họ không có ý đồ bắc một chiếc cầu giữa hai lý thuyết đó. Đó là nói về trường phái cổ điển; và vì ý đồ
của trường phái tân cổ điển muốn bắc một chiếc cầu đã làm rối tung rối mù lên cả. Vì phái tân cổ điển suy luận
rằng phải có hai nguồn cung ứng để đáp ứng nhu cầu đầu tư, đó là nguồn tiết kiệm đúng nghĩa của nó, tức là lượng
tiết kiệm đã được trường phái cổ điển xét đến, cộng số tiền phát sinh do khối lượng tiền tệ tăng (lượng tiền này
được cân đối bằng một số khoản thu của dân gọi là “tiết kiệm cưỡng bức” hoặc đại loại như vậy). Điều này làm
nẩy sinh ý kiến cho rằng có một mức lãi suất “tự nhiên” hoặc “trung hoà”

(7)

hoặc “cân bằng” tức là mức lãi suất

mà đánh bằng mức đầu tư với mức tiết kiệm chính danh theo nghĩa cổ điển mà không cần lấy thêm từ “tiết kiệm
cưỡng bức”; và cuối cùng dẫn đến một giải pháp rõ ràng nhất (nếu giả thiết họ đi đúng đường ở giai đoạn đầu), tức
là, nếu có thể giữ cho khối lượng tiền tệ không đổi trong mọi trường hợp thì sẽ không xảy ra những rắc rối như
trên, vì sẽ không còn những cái hại mà người ta cho rằng sẽ phát sinh do đầu tư nhiều hơn tiết kiệm theo đúng
nghĩa của nó. Nhưng tại điểm này chúng ta lâm vào thế bí “Con vịt trời đã lặn sâu xuống đáy và mắc kẹt trong
đám rong rêu rác rưởi dưới đó, và cần có một con chó cực kỳ thông minh để lặn đuổi theo và kéo nó lên”.

Như vậy, cách phân tích cổ truyền là không đúng vì không thể tách riêng một cách hợp lý các biến số độc lập

của hệ thống. Tiết kiệm và đầu tư là những yếu tố phụ thuộc của hệ thống, chứ không phải là những nhân tố quy
định. Chúng là kết quả sinh đôi của các nhân tố quy định của hệ thống, tức là thiên hướng tiêu dùng, đồ thị hiệu
quả biên của vốn và lãi suất. Thực ra, bản thân các nhân tố quy định này là phức tạp, và mỗi nhân tố có thể bị ảnh
hưởng bởi những thay đổi của các nhân tố khác trong tương lai. Nhưng chúng vẫn độc lập với nhau với nghĩa là
không thể suy ra giá trị của một nhân tố từ các nhân tố khác. Cách phân tích cổ truyền cũng biết rằng tiết kiệm phụ
thuộc vào thu nhập, nhưng cách này đã coi nhẹ việc thu nhập phụ thuộc vào đầu tư theo thể thức sao cho, khi đầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.