LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 32

Alfred Marshall, tác giả của cuốn Những nguyên lý kinh tế học mà tất cả các nhà kinh tế học Anh đương thời

đã học tập, đã phải cố gắng đặc biệt để nhấn mạnh tính kế thừa trong tư duy của ông với tư duy của Ricardo. Tác
phẩm của ông phần lớn bao gồm việc liên kết chặt chẽ nguyên lý biên và nguyên lý thay thế với cách suy nghĩ của
Ricardo. Lý thuyết của ông về sản lượng và tiêu dùng như một tổng thể khác với lý thuyết của ông về sản xuất và
phân phối một sản lượng đã xác định chưa bao giờ được trình bày một cách riêng biệt cả. Tôi không dám chắc liệu
bản thân ông ta có cảm thấy cần phải có một lý thuyết như vậy không. Nhưng những người tiếp tục sự nghiệp và
những người theo tư tưởng triết học của ông chắc chắn đã không cần đến lý thuyết đó và cũng chẳng cảm thấy
thiếu nó. Chính tôi đã được giáo dục trong bầu không khí đó. Tôi tự nghiên cứu những học thuyết này và chỉ trong
vòng một thập kỷ qua tôi đã nhận thấy những học thuyết đó là chưa đủ. Qua sự suy nghĩ của chính bản thân, tôi
thấy cuốn sách này là phản tác dụng; nó dẫn dắt học viên xa rời truyền thống cổ điển (hoặc chính thống) của Anh.
Sự nhấn mạnh của tôi tới vấn đề này trong những trang sách sau đây và tới những điểm bất đồng của tôi đối với
học thuyết tiếp thu được đã bị một vài nhóm học giả ở Anh coi như là một sự tranh cãi quá đáng, không đúng lúc.
Nhưng làm sao mà một người được giáo dục trong nền kinh tế học chính thống Anh, một giáo sĩ đang theo đạo
Thiên chúa, lại có thể né tránh một cuộc tranh luận khi ông này chuyển sang đạo Tin lành?

Có thể các độc giả Nhật Bản sẽ không yêu cầu mà cũng chẳng ngăn cản tôi công kích chống lại truyền thống

nước Anh. Chúng tôi hiểu rất rõ là các sách kinh tế của Anh rất được ưa chuộng và tìm đọc ở Nhật nhưng điều
chúng tôi không biết rõ là dư luận của người Nhật đối với sách kinh tế của Anh như thế nào. Một việc làm gần đây
đáng khen ngợi của câu lạc bộ kinh tế Quốc tế Tokyo là cho tái bản cuốn “Các nguyên lý kinh tế chính trị học” của
Malthus coi đây là cuốn đầu tiên trong bộ sách được tái bản ở Tokyo. Điều đó đã khuyến khích tôi nghĩ rằng một
cuốn sách vạch lại nguồn gốc của nó từ Malthus hơn là từ Ricardo có khả năng được một số giới ở Nhật đón nhận
với ít nhiều cảm tình.

Dù sao tôi cũng biết ơn tạp chí Nhà Kinh tế học Phương Đông đã giúp cho tôi có dịp tiếp cận bạn đọc Nhật

Bản, không bị sự cản trở do một ngôn ngữ nước ngoài gây ra.

4 tháng Mười hai, 1936 

J. M. Keynes 

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.