LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 34

Hơn 100 năm nay, trường phái chính thống thịnh hành trong kinh tế chính trị học Anh. Nói như thế không

phải là học thuyết này không có sự thay đổi. Trái lại, học thuyết này đã tiến triển dần dần. Nhưng các giả định, bầu
không khí và phương pháp của nó thật kỳ lạ là vẫn y nguyên như trước và người ta nhận thấy có sự thừa kế tuyệt
diệu qua những biến đổi xảy ra. Tôi đã được nuôi dưỡng trong sự chuyển biến liên tục và tính chính thống đó. Tôi
đã học, đã dạy và viết về quan điểm chính thống. Qua con mắt của những người ngoài, chắc là tôi còn thiên về
tính chính thống đó. Những nhà sử học về học thuyết sau này sẽ coi cuốn sách này chủ yếu vẫn theo truyền thống
đó. Nhưng khi viết cuốn sách này và một tác phẩm khác nữa dẫn đến cuốn này, tôi cảm thấy rõ ràng là đã tách ra
khỏi tính chính thống, đã phản ứng mạnh mẽ chống lại nó, đã tìm cách giải thoát mình khỏi một cái gì đó để được
tự do. Và tình trạng tâm trí này về phần tôi là sự giải thích cho một số lầm lỗi nào đó đã phạm phải khi viết sách,
đặc biệt là lời chú giải gây tranh cãi trong một vài đoạn văn và thái độ của cuốn sách động chạm quá nhiều đến
những người chủ trương một quan điểm riêng và quá ít đối với những ai chia sẻ những suy nghĩ của tôi. Tôi chỉ
muốn thuyết phục những người xung quanh tôi và không nói với sự thẳng thừng đầy đủ đối với dư luận bên ngoài.
Bây giờ, ba năm đã trôi qua, tôi đã khá quen thuộc với cách làm việc mới và hầu như đã quên các việc làm trước
đây của mình; tôi thấy mình có đầy đủ nghị lực nếu viết lại thì sẽ cố gắng tự giải phóng mình khỏi lỗi lầm đã mắc
phải trước đây và trình bày lập trường của tôi một cách rõ ràng, rành mạch hơn.

Tôi nói điều này, một phần để giải thích và một phần để xin lỗi cho tôi trước độc giả Pháp. Và ở Pháp không

hề có phái chính thống có quyền lực đối với dư luận đương thời như ở nước tôi. Ở Mỹ, tình hình cũng không khác
gì nhiều so với Anh. Nhưng ở Pháp, cũng như những nơi khác ở Châu Âu, không có một trường phái nào thống trị
như thế kể từ ngày tàn lụi của trường phái các nhà kinh tế học tự do Pháp, đã phát triển rực rỡ 20 năm trước đây
(mặc dù trường phái này còn tồn tại rất lâu sau khi ảnh hưởng của họ đã hết, cho nên cũng đã phải cáng đáng
nhiệm vụ, khi lần đầu tiên trở thành chủ bút trẻ của tờ Tạp chí Kinh tế, là phải viết lời cáo phó về nhiều người
trong số họ: Levasseur, Molinari, Leroy-Beaulieu). Nếu Charles Gide đã đạt được mức độ ảnh hưởng và quyền lực
như Alfred Marshall, thì vị trí của các bạn tất sẽ có nhiều điều giống như của chúng tôi. Như ta thấy, các nhà kinh
tế học của nước các bạn theo thuyết chiết trung, một cách quá mức (chúng tôi đôi khi nghĩ như vậy) mà chẳng hề
có gốc rễ sâu sắc trong việc hệ thống hoá tư tưởng. Có thể điều này làm cho họ dễ dàng tiếp cận những gì mà tôi
cần phải nói. Nhưng điều đó cũng có thể dẫn đến kết quả là các bạn đọc của tôi đôi khi phân vân tôi đang nói tới
cái gì vậy khi tôi nói về trường phái tư duy “cổ điển” và các nhà kinh tế học “cổ điển” đó là sử dụng sai ngôn ngữ.
Do đó, có lẽ sẽ có lợi cho các bạn đọc Pháp nếu tôi tìm cách chỉ rõ rất ngắn gọn cái mà tôi coi là những điểm khác
biệt chủ yếu trong quan điểm của tôi.

Tôi đã gọi lý thuyết của tôi là lý thuyết tổng quát. Tôi muốn nói qua thuật ngữ này là tôi chủ yếu chú trọng

đến cách ứng xử của hệ thống kinh tế nói chung, với tổng thu nhập, tổng lợi nhuận, tổng sản lượng, tổng số việc
làm, tổng số vốn đầu tư, tổng số tiền tiết kiệm chứ không phải chỉ nói đơn thuần về thu nhập, lợi nhuận, sản lượng,
việc làm, vốn đầu tư và tiền tiết kiệm của các ngành, các công ty hoặc các cá nhân riêng biệt. Và tôi tìm lý lẽ để
chứng minh rằng có những sai lầm quan trọng đã phạm phải khi áp dụng cho toàn hệ thống nhiều kết luận đã đạt
được đối với một phần được xét riêng biệt của hệ thống đó.

Hãy cho phép tôi được đưa ra những thí dụ về những điều tôi muốn nói và chứng minh. Luận điểm của tôi

cho rằng đối với toàn bộ hệ thống, số tiền thu nhập tiết kiệm được, theo nghĩa là nó không sử dụng vào tiêu dùng
hàng ngày, nhất thiết phải ngang bằng số vốn đầu tư ròng mới, nhưng luận điểm đó đã bị coi là một ý kiến ngược
đời và đã trở thành một đầu đề tranh luận rộng lớn. Sự giải thích về điều này có thể tìm thấy, không nghi ngờ gì
nữa, ở chỗ là mối quan hệ ngang bằng này giữa tiết kiệm và đầu tư, tất yếu là đúng cho toàn hệ thống nói chung,
nhưng hoàn toàn không đúng cho riêng từng cá nhân. Không có lý do nào để giải thích tại sao công việc đầu tư
mới mà tôi chịu trách nhiệm, lại phải có quan hệ nào đó với số tiền tiết kiệm của riêng tôi. Thật là chính đáng khi
chúng ta coi thu nhập của cá nhân là độc lập với những gì người đó tiêu dùng và đầu tư. Nhưng điều này, tôi cần
phải nhấn mạnh, không được làm cho chúng ta xem nhẹ việc là nhu cầu xuất phát từ tiêu dùng và đầu tư của một
cá nhân là nguồn thu nhập của các cá nhân khác, cho nên thu nhập nói chung không thể không phụ thuộc vào thái
độ của cá nhân đối với các chi dùng và đầu tư. Và đến lượt mình, mức độ sẵn sàng của các cá nhân trong tiêu dùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.