Tài trợ cho các hãng lớn, đồng thời Mafia cũng “giúp đỡ” những người
làm ăn nhỏ. Từ những tài xế taxi, chủ quán ăn, công nhân cảng, cho đến
những người chưa gặp thời trong ngân hàng, đều phải vay nặng lãi ở Mafia.
Những tên chủ nợ Mafia này lấy lãi rất cao tới 300% hàng năm, nhưng
chúng lúc nào cũng có tiền kịp thời. Các khoản vay đều phải trả tất nhiên là
cả lãi nữa, đúng hạn. Mafia có những biện pháp đặc biệt để đòi nợ: Doạ nạt,
hành hạ thể xác và kể cả giết người.
Mafia tiêu thụ trên qui mô lớn các loại hàng ăn cắp. Hàng năm, số hàng
bị mất cắp trên sân bay, xa lộ, bến cảng, kho tàng lên tới hàng tỉ dollar. Các
hãng bảo hiểm bồi thường thiệt hại và sau đó vài tháng, hàng ăn cắp xuất
hiện ở đầu bên kia nước Mỹ với giá hạ hơn. Một số người Mỹ khi mua
được tivi rẻ từ hàng ăn cắp, thực chất đã trở thành tòng phạm với Mafia.
Nhưng điều đó chẳng làm anh ta bận lòng. Chính anh ta cũng có cảm giác
thích thú vì mua được hàng với giá hời.
Một thời gian dài, các cơ quan cảnh sát đã phủ nhận sự tồn tại của các tổ
chức tội ác. Giám đốc FBI John Edgar Hoover “kẻ thù của sự tiến bộ" đã
khẳng định trong những năm sáu mươi, là ở nước Mỹ không tồn tại các tổ
chức tội ác. Mặc dù vậy, bộ tư pháp đã bắt đầu xem xét đến các vấn đề
Mafia. Các nhân viên huấn luyện đặc biệt đã được phái tới 26 thành phố.
Họ đã thu thập thông tin từ các nhà chức trách địa phương, các phân nhánh
FBI, các chuyên gia trong lĩnh vực chống ma túy. Năm 1975, cảnh sát tiến
hành chiến dịch Unirack (Union Rack) nhằm chống nạn hối lộ, tống tiền
trong các tổ chức công đoàn. Người của cảnh sát đã được gài vào các hiệp
hội xe tải, bốc xếp... Kết quả là 128 thủ lĩnh công đoàn bị xử án.
Năm 1970, Nghị viện Mỹ đã thông qua đạo luật trưng thu tất cả các tài
sản bất hợp pháp. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, nhà nước chỉ tịch thu của
Mafia không đầy 700.000 dollar trong lĩnh vực ma túy, mặc dù ai cũng biết
rằng hàng năm Mafia thu tới hàng tỉ dollar tiền lời trong lĩnh vực này. Trên
giấy tờ, những tên tỉ phú Mafia như Garagua, Brorklie hay Seiortino không