Công việc đầu tiên là Khánh Xuân gọi điện cho Văn Yến ở Bắc Kinh và
cũng thông qua Văn Yến, cô đã tìm ra được điện thoại của bố mẹ Tiêu
Đồng bên Đức. Buổi trưa, cô gọi điện qua Munich, lúc này bên ấy là sáu
giờ sáng. Mẹ Tiêu Đồng khóc ngất trong điện thoại. Tiếng khóc của bà
khiến Khánh Xuân không cầm lòng được, nước mắt cô trào ra. Sau đó một
ngày, bố mẹ Tiêu Đồng đã bay về đến Quảng Châu để nhìn mặt con trai lần
cuối cùng. Tuy việc đề nghị Tiêu Đồng được phong liệt sĩ vẫn chưa chính
thức công bố nhưng Công an tỉnh Quảng Đông vẫn tiếp đãi bố mẹ Tiêu
Đồng trên danh nghĩa là thân nhân của liệt sĩ. Ân tình của lãnh đạo ngành
khiến Khánh Xuân vô cùng cảm kích. Cô nghĩ, nếu Tiêu Đồng chính thức
nhận danh hiệu liệt sĩ, cô nhất định sẽ mang giấy chứng nhận liệt sĩ của anh
đến trường Đại học Yên Kinh để cho thầy cô giáo và bạn bè của anh biết về
cái chết anh dũng ấy. Cô tin rằng đó cũng là tâm nguyện của Tiêu Đồng.
Trong thâm tâm cô vẫn cho rằng, trong cuộc đời này mình là người hiểu
Tiêu Đồng nhất nhưng có điều, gương mặt anh trước khi chết luôn luôn ám
ảnh trong đầu óc cô. Tại sao trước mũi súng căm thù của Âu Dương Lan
Lan, Tiêu Đồng lại bình tĩnh và thanh thản đến mức ấy? Anh còn nói một
câu gì đó với cô ta, anh nói gì thế nhỉ? Lúc ấy đương nhiên là Tiêu Đồng đã
ý thức được cái chết đang cận kề nhưng tại sao anh lại không hề có ý định
tránh né?
Ngoài giây phút anh rời bỏ sự sống ấy ra, Khánh Xuân tin rằng mình đã
hiểu toàn bộ con người Tiêu Đồng. Trong mơ hồ, cô chỉ nhận ra một điều,
trong phút giây cuối cùng ấy, trước mặt Tiêu Đồng không chỉ có họng súng
trên tay Âu Dương Lan Lan mà còn có cả đứa con của anh đang nằm trong
bụng cô ta.
Bố mẹ Tiêu Đồng là những người thấu tình đạt lý, đồng ý hỏa táng Tiêu
Đồng ngay tại Quảng Châu. Trong lễ hỏa táng được cử hành rất đơn giản
nhưng nghiêm trang ấy, ngoài những đội viên đội chuyên án và những
người thân của anh ra còn có những chiến sĩ cảnh sát vũ trang dàn thành
một đội để cử hành những nghi thức tang lễ. Trịnh Văn Yến cũng đã có