MẢNH GỐM VỠ - Trang 164

CHÚ THÍCH CỦA TÁC GIẢ

Trong suốt quá trình lịch sử của Triều Tiên kéo dài bao thế kỷ cho đến thời
gian gần đây, chỉ có rất ít người dân Triều Tiên thuộc diện vô gia cư. Truyền
thông Phật Giáo và sau này là Khổng Giáo buộc các gia đình phải chăm sóc
bà con dòng họ của mình, kể cả những người họ xa, khi có ai đó lâm vào
cảnh cơ nhỡ. Những người không có gia đình sẽ được nương nhờ nơi cửa
Phật. Là những cư dân sống dưới gầm cầu, Mộc Nhĩ và bác Sếu lẽ ra phải
gây sự tò mò vào thời đó, nhưng bao giờ cũng có những con người như vậy
hiện hữu trong mọi thời đại và mọi xã hội.

Thợ làm gốm men ngọc bích của thời đại Koryo (918-1392 sau công
nguyên) thời gian đầu chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm của các đồng nghiệp
người Trung Hoa. Không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi hai trung tâm
đồ gốm lớn là Puan - nơi làng Chulpo tọa lạc - và Kangjin, đều là hai huyện
ven biển, rất dễ thông thương từ Trung Quốc qua biển Hoàng Hải. Thời
gian sau, thợ gốm Triều Tiên cuối cùng đã tìm được phong cách riêng của
mình trên nhiều phương diện: dáng gốm đơn giản mà tao nhã; màu men
không ở đâu có được; nét hoa văn tinh xảo trong từng sản phẩm; và cuối
cùng là việc sáng tạo ra nghệ thuật khảm gốm. Mọi sản phẩm được mô tả
trong cuốn sách này đều thật sự có mặt trong viện bảo tàng hoặc trong các
bộ sưu tập cá nhân trên thế giới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.