MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 155

vẫn do ông NGUYỄN TƯỜNG PHƯỢNG chủ nhiệm kiêm quản lý.

Sau số 212 (22-11-1945), « Tri Tân » tạm nghỉ hơn sáu tháng mới ra

lại loại mới số 1 ngày 6-6-1946 với một số lượng ấn hành 1.500 số thay vì
3.000 như trước đó. Tòa soạn giải thích : « Xin bắt đầu đánh số 1 gọi là để
kỷ niệm cuộc hoàn toàn đổi mới của Việt-nam nhà ».

« Tri Tân » tạp chí loại mới số 1 là một đặc san 38 trang mang chủ đề

« Nam-bộ đất Việt-nam » chỉ do một mình LONG-ĐIỀN biên tập. Trang
bìa có ghi lại đậm nét hai câu thơ của TẢN-ĐÀ :

« Ai rằng Nam Bắc cách đôi nơi
Cũng một non sông một giống nòi. »

Một chủ đề như vậy rõ ràng để lộ mục đích của tờ « Tri Tân » là chống

lại ý đồ thâm độc của chánh phủ Pháp muốn tách Nam-bộ ra khỏi Việt-nam
để trở thành một quốc gia có chánh phủ riêng. Ý đồ đen tối đó thể hiện ở
việc thực dân Pháp ở Nam-kỳ cho ra đời Mặt trận bình dân Nam-kỳ, thành
lập Hội đồng tư vấn Nam-kỳ (12-2-1946) để tiến tới thành lập một chánh
phủ Nam-kỳ tự trị ở Sài gòn (23-5-1946) hầu phá hoại hiệp định sơ bộ 6-3-
1946.

Số 2 ra ngày 16-7-1946 kể là số thường 24 trang, giá 3$00, và cũng là

số chót. Điều đó đáng kể là một cố gắng lớn lao vì đồng thời với nó, tờ «
Thanh Nghị » tuần báo đã phải đình bản sau số 120 đề ngày 11-8-1945.
Tình hình lúc đó rất găng. Ngày 25-6-1946, quân Pháp vào Hà-nội đã
chiếm lại dinh toàn quyền cũ. Có tổng bãi công, tổng bãi thị, có bắt cóc, ám
sát, thủ tiêu, chạm súng ở đây đó. « Tri Tân » loại mới số 2 ấn hành được
trong hoàn cảnh rối ren như thế cũng đáng kể là một kỳ công.

Tổng cọng trước sau kể từ ngày 3-6-1941 đến năm thứ sáu, 16-7-1946,

kể cả cũ mới được 214 số khoảng 6.000 trang : Loại cũ 212 số. Loại mới 2
số.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.