MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 156

TỪ PHI CHÁNH TRỊ ĐẾN KÊU GỌI CHIẾN ĐẤU

Ở lời « Phi lộ » vắn tắt trong số 1 (3-6-1941), « Tri Tân » đã minh

định hướng đi và việc làm của mình, tự nhiên là với lời lẽ dè dặt trong hoàn
cảnh một cổ đôi tròng thời bấy giờ :

« Chính trị ? Món chuyên môn đó đã có các nhà đương đạo… Ôn cũ !

Biết mới ! Nhằm cái đích ấy, Tri Tân riêng đi con đường Văn hóa… Với
cặp kính khảo cứu, Tri Tân lần dở từng trang lịch sử… Là tấm lụa bạch, Tri
Tân
chỉ viết những hàng chữ chân phương, ngay thẳng, không tự hoặc hoặc
bị nhuộm một màu sắc nào ».

Rụt rè, hiền lành, đạo mạo như « Tri Tân » thế mà cũng không tránh

khỏi những khoảng trắng ở từng cột hay từng trang có in rõ ba chữ « kiểm
duyệt bỏ » ngay từ số ra mắt. Chuyên khảo cứu văn học, lịch sử, nhứt là
lịch sử, « Tri Tân » rất nhẹ phần sáng tác, ít khi cho đăng tải truyện ngắn,
thơ cũng hạn chế, chọn lọc theo quan điểm của tờ tạp chí, tiểu thuyết chỉ có
một ở mỗi số và là tiểu thuyết lịch sử của CHU-THIÊN, NGUYỄN HUY
TƯỞNG. Thỉnh thoảng có kịch thì cũng là kịch lịch sử. « Tri Tân » chậm
rãi và bệ vệ đi tới « lần dở từng trang lịch sử », « riêng đi con đường văn
hóa ».

Ngay sau cuộc đảo chánh ngày 9-3-1945 của quân Nhựt ở Đông-

dương, ngoài một số đôi đặc biệt về « Việt-nam giải phóng » (số 185, 186
ngày 10-5-1945), « Tri Tân » chỉ có một bài đi chệch ra ngoài con đường
văn hóa của PHẠM MẠNH PHAN « Một đêm lịch sử : Việc khắc phục
thành Hà-nội đêm mùng 9 tháng ba 1945
» : « Bóng cờ vàng chói lọi của
đất nước đã vui mừng bay trước gió để hoan hô nền độc lập hoàn toàn của
dân tộc Việt-nam » (số 18, 29-3-1945, tr.5).

Nhưng kể từ những ngày sôi động của mùa thu 1945, « Tri Tân » mới

dứt bỏ hẳn cái áo « phi chánh trị » để dấn thân với những bài hiệu triệu,
khích động như :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.