MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 159

AI LÀM MỤC LỤC PHÂN TÍCH CHO TRI TÂN TẠP CHÍ ?

Tạp chí bách khoa « Nam Phong » là tài liệu quí giá và phong phú nữa

một phần cũng nhờ ở tuổi thọ của nó (1917-1934). Cho nên, trước năm
1945, có người đã làm một bảng tổng mục lục cho nó, đó là KHUÔNG-
VIỆT

214

và sau năm 1945, một người nữa là NGUYỄN KHẮC XUYÊN.

215

« Tri Tân » tạp chí tuổi thọ kém hơn nhiều. Tài liệu không phong phú

bằng nhưng nó có tính cách chuyên môn và có nhiều giá trị văn học, sử học
đáng bảo tồn (hơn nữa, những người chủ trương nó không hề mang lại tai
tiếng là « hót tây » hay « học phiệt » như người chủ trương « Nam Phong
»
).

Chỉ kể một thí dụ. Cuốn « Việt-nam văn học sử yếu » của cố giáo sư

DƯƠNG QUẢNG HÀM (1944) tính đến năm 1968 đã được cơ quan Giáo
dục in lại đến lần thứ mười. Nó được dùng nhiều ở các lớp trung học. Tuy
được coi là soạn thảo công phu vào thời đó, trước năm 1945, nhưng nó
cũng không tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm. Ông ỨNG-HÒE NGUYỄN
VĂN TỐ cũng ngay năm đó đã bắt đầu phê bình tác phẩm trên bằng một
loạt bài nhan đề là « Việt-nam văn học sử ». Ông N.V.T. phê bình thì phải
biết, chi li, tỉ mỉ lắm như người chịu khó nhặt thóc trong gạo. Bài thứ nhứt
khởi đăng từ « Tri Tân » số 172 (28-12-1944) đến số chót loại cũ 212 (1-
11-1945) mà cũng chưa dứt, tổng cọng được 22 bài, mỗi bài trung bình từ
hai đến hai trang rưỡi khổ 21x27, nếu in thành sách khổ 13x19 cũng được
khoảng 140 trang.

Thiết tưởng mỗi khi cho in lại cuốn VNVHSY của DƯƠNG QUẢNG

HÀM, Bộ cho in kèm theo loạt bài phê bình của N.V.T. thì lợi cho kẻ học
biết mấy, vì loạt bài này phần nào cũng như là bảng đính chánh và bổ túc
cho VNVHSY.

Tóm lại « Tri Tân » là một tạp chí văn hóa có giá trị, xứng đáng được

có một bảng mục lục, có phân tích càng tốt. Vì là tạp chí có tính cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.