vâng theo.
Bà không bao giờ thấy chuyện đó là ngớ ngẩn hay sao?
Hồi đó thì không. Việc tôn sùng cá nhân đã tẩy não tôi hoàn toàn. Mao đã
là ông thánh của chúng tôi. Chúng tôi đã nguyện đi theo ông ta và có
chuyện gì cũng mang cuốn Mao tuyển bìa đỏ ra vẫy.
Bà còn giữ cuốn Mao tuyển nào không?
Không, tôi cũng chẳng nhớ là đã vứt nó đi từ hồi nào. Nhưng sau này thì tôi
lại có một cuốn, dùng cho mục đích nghiên cứu. Có một người đã tặng tôi,
hình như là ở Mỹ.
Ngay ở Châu Âu nhiều người cũng có cuốn sách này. Sartre thậm chí đã
nói, "bạo lực cách mạng của Mao" mang "tính đạo lý sâu sắc".
Có những nhà dân chủ xã hội cực đoan đã nghĩ là Mao cải thiện cuộc sống
của dân Trung Quốc. Nhưng cũng có những người biết rõ là Mao thích bạo
lực, và chính điều này lại hấp dẫn họ. Tôi xếp Sartre thuộc hạng thứ hai.
Bà bắt đầu nghi ngờ chế độ từ lúc nào?
Điều này xảy ra vào những năm kinh khủng nhất thời Cách mạng văn hóa,
lúc mà những người trung thành với chế độ như cha mẹ tôi đột nhiên bị quy
là phản cách mạng. Năm 1968, hôm sinh nhật lần thứ 16 của mình, tôi ngồi
trên giường viết một bài thơ, trong lúc cha tôi hoảng loạn lục lọi khắp nhà
tìm kiếm các tài liệu và sách báo có nghi vấn để "thanh trừng". Lúc đó tôi
nghĩ, nếu như đây là thiên đường như người ta vẫn dạy bảo chúng tôi, thì
tôi không muốn nhìn thấy nó y như trong địa ngục.
Năm 1972, sau chuyến đi thăm Trung Quốc của Nixon, khi tình hình đã đỡ
căng thẳng, thì bà là một trong những người đầu tiên được nghiên cứu tiếng
Anh. Bà cảm nhận ra sao về sự mở cửa của đất nước?
Nó là một sự giải phóng đối với tôi, nhưng tôi thuộc về giới đặc tuyển. Tôi