có thể đọc được những cuốn như như Six Crises của Nixon và một vài các
tác phẩm văn học Anh-Mỹ. Nhưng đối với nông dân thì những năm từ
chuyến thăm của Nixon đến cái chết của Mao 1976 lại là thời gian khốn
nạn nhất. Số lượng các nước có quan hệ ngoại giao với chúng tôi tăng từ 31
lên 66 - và tất cả đều nhận được viện trợ của Trung Quốc, ngay cả nước
Malta giàu có. Mao đã dùng tiền để mua ảnh hưởng, trong khi nông dân
chúng tôi chết đói.
Bà có bao giờ tự hỏi rằng vậy mà tại sao chẳng có ai nổi dậy chống lại sự
điên rồ đó?
Hệ thống đàn áp rất có hiệu lực. Vì bất kỳ lý cớ nhỏ bé nào người ta cũng
có thể bị vào tù. Ngoài ra, ở Trung Quốc hồi đó không có vũ khí. Ngay cả
sĩ quan Hồng quân cũng không được phép mang súng ngắn. Sau khi chiếm
được quyền lực, Mao đã ra lệnh tịch biên tất cả các loại súng ống. Và, với
một cái nĩa ăn thì các bạn không thể chạm đến một chính quyền hùng mạnh
như vậy.
Hay cũng có thể là do Trung Quốc hoàn toàn không có một sách lược khai
hóa xã hội và khuyến khích cá nhân?
Nhiều khi phương Tây lấy Trung Quốc làm chỗ để phóng rọi những ý
tưởng rất lạ lùng. Họ còn nghĩ là chủ nghĩa cộng sản là một phong trào
chống thực dân. Vì Trung Quốc bị nước ngài đánh qụỵ, cũng như nước Đức
trong thế chiến thứ nhất, nên đã xuất hiện những phản ứng tương tự. Mao
đã đạt được quyền lực giống hệt như Hitler. Chủ nghĩa cộng sản đã được
mang vào Trung Quốc bằng bạo lực nên nó chỉ có thể được gìn giữ cũng
bằng bạo lực. Ngay cả bây giờ, bạn cũng sẽ bị tống tù nếu như bạn đả động
đến vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn.
Trong quá trình sưu tầm tài liệu, bà có bị gây khó dễ gì không?
Cá nhân tôi thì không. Nhưng hồ sơ lưu trữ luôn bị kiểm tra, nên chúng tôi
không thể nêu tên các tài liệu được trích dẫn, để tránh gây nguy hiểm cho