MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 113

năm ấy, Lâm Bưu đột nhiên ra chỉ thị phủ định hoạt động trên, phê
bình huấn luyện quân sự làm quá nổi bật, chiếm quá nhiều thời
gian, ảnh hưởng đến công tác chính trị trong quân đội. Lâm Bưu
yêu cầu năm 1965 phải ra sức tăng cường công tác chính trị tư
tưởng, dấy lên cao trào học tập tác phẩm của Mao.

Vậy là Lâm Bưu chỉ một phiếu đã phủ định Quân uỷ Trung

ương, phủ định cả Mao Trạch Đông. Chỗ tế nhị nhất là Mao đã
ngầm tán thành sự phủ định này. Không được Mao bật đèn xanh,
Lâm Bưu đâu dám làm như vậy. Sở dĩ Mao cho phép Lâm Bưu
đụng đến quyền uy của mình, một là bởi Lâm Bưu chủ trương thay
thế hoạt động huấn luyện và đua tài quân sự bằng dấy lên cao trào
học tập tác phẩm Mao rộng lớn hơn trong toàn quân, phần quyền
uy Mao mất mát sẽ được bù lại hàng chục, hàng trăm lần. Hai là
Mao đang đánh bài ngửa với Lưu Thiếu Kỳ, người đang chiếm
được đa số trong Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương, Mao
cố ý tăng cường quyền uy của Lâm Bưu tới mức có thể áp đảo đa
số ấy. Quả nhiên Mao không thất vọng, một phong trào quần chúng
học tập và vận dụng tác phẩm của Mao mang màu sắc cuồng nhiệt
tôn giáo đã được dấy lên trong 3 triệu quân đội rồi phổ cập trong
cả nước. Đây là sự chuẩn bị về dư luận, tư tưởng và chính trị quan
trọng nhất cho đại cách mạng vãn hoá. Từ 1965 đến khi kết thúc
Đại cách mạng văn hoá, Trung Quốc đã phát hành tổng cộng 5 tỷ
cuốn “Trích lời Mao Chủ tịch”.

Việc Mao tuyên bố “đánh đổ” Lưu Thiếu Kỳ (tại Hội nghị công

tác Trung ương 28-12-1964) khiến toàn Đảng chấn động. Để hàn
gắn vết rạn lớn này, chiều 13-l-1965, Lưu chủ động tự kiểm điểm
trước cuộc họp nội bộ có 17 uỷ viên Bộ Chính trị tham gia, mọi
người phê bình, giúp đỡ, Trần Bá Đạt ghi chép về báo cáo Mao.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.