MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 115

Nội dung trên được truyền đạt trong cán bộ cấp cao, Lưu Thiếu Kỳ
liền trở nên mờ nhạt.

Phản đối “ba tự một bao” và “ba hoà một ít” là căn cứ lý luận và

cương lĩnh chính trị để Mao đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ. Không một ai
trong ĐCSTQ dám đứng ra bênh vực Lưu, mặc dù họ đều biết các
chính sách do Lưu thực hiện đã cứu vãn cuộc khủng hoảng kinh tế,
chính trị ở Trung Quốc, giữ vững chính quyền cộng sản.

Mao cần trợ thủ để tác chiến với hệ thống đảng và chính quyền

do Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình đại diện. Lâm Bưu và quân
đội chỉ có vai trò phối hợp về chiến lược. Tiến hành một cuộc đấu
tranh lớn như vậy cần một đấu sĩ xông pha trận mạc trong chiến
dịch và chiến đấu. Chân lý đã tuột khỏi tay Mao, chỉ dựa vào
quyền thế ép người nên rất khó tìm được bạn tri kỷ tâm đầu ý hợp.
Trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư có nhiều chính khách tài trí hơn
người như vậy mà chẳng dùng được ai, phần lớn họ theo Lưu,
Đặng, đứng về phía đối lập với Mao cả rồi. Thế là Mao quyết tâm
bồi dưỡng Giang Thanh, hình thành một phái do Giang Thanh làm
trung tâm xuất hiện trên vũ đài chính trị Trung Quốc, bản thân Mao
đứng sau Giang, tăng cường mạnh mẽ sức mạnh hô phong hoán vũ
của phái này.

Cơn lốc Đại cách mạng văn hoá bùng lên năm 1966 khiến nhân

dân toàn Trung Quốc chóng mặt, cũng làm cho các nhà quan sát
trên toàn thế giới sững sờ, không biết Mao định làm gì Các nhà trí
thức lương thiện thường hiểu Mao theo ý nghĩa chính diện, cho
rằng Mao muốn phát động quần chúng cải tạo đảng, giám sát đảng,
khiến đảng cách mạng hoá và dân chủ hoá. Bốn mươi năm sau khi
màn kịch lịch sử đó qua đi, những gì để lại vẫn khiến người ta hoa
mắt. Có người nói Mao muốn phòng ngừa và chống xét lại, nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.