Ngô Pháp Hiến, Diệp Quần, Lý Tác Bằng, Khưu Hội Tác. Dương
Thành Vũ mấy lần theo Mao đi các tỉnh, thực hiện các chỉ thị của
Mao, mỗi lần về Bắc Kinh chỉ báo cáo Chu Ân Lai, không báo cáo
Lâm Bưu, đó là điều Lâm không thể chấp nhận. Nửa năm sau, tức
tháng 3-1968, Lâm cùng Giang Thanh dựng lên “vụ Dương-Dư-
Phó”, ép Mao Trạch Đông tán thành, đánh đổ Quyền Tổng tham
mưu trưởng Dương Thành Vũ, Chính uỷ không quân Dư Lập Kim,
Phó Tư lệnh Khu cảnh vệ Bắc Kinh Phó Sùng Bích.
Lâm Bưu cử Hoàng Vĩnh Thắng (Tư lệnh Đại quân khu Quảng
Châu) làm Tổng tham mưu trưởng kiêm Tổ trưởng Tổ làm việc
Quân uỷ. Mao đồng ý, vì Hoàng từng tham gia cuộc khởi nghĩa Vụ
thu do Mao lãnh đạo.
Chương 30
Kết cục bi thảm của Lưu Thiếu Kỳ
Khang Sinh, Giang Thanh tổ chức lực lượng lục lọi hàng triệu hồ
sơ trong mấy thập kỷ trước để tìm kiếm chứng cứ kết tội Lưu
Thiếu Kỳ nhưng không kết quả gì, liền cho bắt một số người từng
làm việc trong các cơ quan từ pháp, cảnh sát, đặc vụ của Nhật Bản
và Tưởng Giới Thạch doạ dẫm, ép cung, buộc họ “khai ra” những
điều phù hợp ý muốn của ban chuyên án, làm “chứng cứ” kết tội
Lưu Thiếu Kỳ “phản bội, nội gian, công đoàn vàng”, “tay sai của
đế quốc xét lại, Quốc Dân Đảng”.
Từ 13 đến 31-10-1968, Hội nghị Trung 12 khoá 8 họp tại Bắc
Kinh. Trong 97 uỷ viên Trung ương khoá 8 có 10 người chết, 47
người bị đánh đổ, chỉ còn 40 người đến họp. Mao đã cho bổ sung
thêm 10 uỷ viên dự khuyết lên chính thức, cho đủ quá bán hợp lệ
(50/97). Mao Trạch Đông chủ trì hội nghị, thông qua báo cáo thẩm
tra về “tội ác” của Lưu Thiếu Kỳ do Giang Thanh đệ trình. Dưới